【ket qua cup quoc gia】Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

  发布时间:2025-01-25 19:41:13   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Nhằm thúc đẩy người dân sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo phục vụ đời sống, ứng phó ket qua cup quoc gia。

Báo Cà Mau(CMO) Nhằm thúc đẩy người dân sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo phục vụ đời sống, ứng phó với biến đổi khí hậu, Hội LHPN tỉnh Cà Mau chọn xã Nguyễn Phích triển khai thực hiện các mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm trên địa bàn xã. Qua 2 giai đoạn thực hiện, mô hình mang đến hiệu quả tích cực và được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.

Dự án “Thúc đẩy các giải pháp năng lượng bền vững tại Cà Mau để góp phần quản trị tốt nguồn tài nguyên nước khu vực sông Mê Kông” do tổ chức Oxfam Australia tài trợ, thông qua Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh (GreenID) phối hợp với Hội LHPN tỉnh thực hiện. Dự án nhằm đưa ra các giải pháp năng lượng thay thế cho sự phát triển bền vững của cộng đồng và quản trị tốt nguồn tài nguyên nước ở khu vực sông Mê Kông.

Tại huyện U Minh, Hội LHPN tỉnh chọn xã Nguyễn Phích để thực hiện dự án từ năm 2015. Mục tiêu nhằm hỗ trợ, xây dựng và thực hiện kế hoạch năng lượng cấp xã, tập trung vào năng lượng tái tạo, quản lý nhu cầu và khuyến khích sự tham gia của người dân tại xã Nguyễn Phích, huyện U Minh.

Hội viên phụ nữ xã Nguyễn Phích đang thực hành làm bếp củi cải tiến.

Chị Lữ Thu Hồng, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Phích, cho biết: “Qua 2 giai đoạn triển khai, có 3 mô hình được chọn nhân rộng bao gồm: bếp củi cải tiến, nuôi heo kết hợp biogas và sử dụng đèn LED tiết kiệm điện (có loại sử dụng năng lượng mặt trời)”.

Xã Nguyễn Phích có địa bàn rộng với 20 ấp, trong đó nhiều ấp nằm trên khu vực lâm phần rừng tràm, do đó, những mô hình này được triển khai hết sức thiết thực và gần gũi với người dân. Với ưu điểm giá thành rẻ, dễ sử dụng, lại tận dụng nguồn nhiên liệu phong phú tại chỗ, dồi dào ở địa phương nên mô hình “bếp củi cải tiến” đang được nhiều hộ dân đăng ký thực hiện nhất.

Chị Quách Thuý Kiều, ở Ấp 2, xã Nguyễn Phích, là một trong những người đầu tiên sử dụng loại bếp củi này, cho biết: “Sau hơn 2 năm xài, tôi thấy bếp củi cải tiến rất thuận tiện và hiệu quả. Bếp ít khói, ít bụi, nhiệt năng cao, thân thiện với môi trường và dễ sử dụng. Nhờ có bếp này mà nhà tôi không phải tốn tiền đổi nước mà dùng bếp để đun nước sử dụng hằng ngày. Bếp nấu ăn rất nhanh nên tiết kiệm được nhiều thời gian để làm việc khác”.

Mô hình thứ 2 được nhiều hộ dân áp dụng là làm hầm biogas bằng túi ni-lông hoặc composite. Công dụng như nhau, nhưng xét về độ bền và an toàn thì hầm composite có tính năng vượt trội hơn. Sử dụng hầm biogas trong chăn nuôi tạo nguồn chất đốt phục vụ việc nấu nướng tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường và có nguồn phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.

Ông Tạ Quang Nha, Ấp 18, xã Nguyễn Phích, cho biết: “Loại hầm này âm xuống đất nên hoàn toàn không có mùi hôi. Nó có cơ chế tự huỷ nên nước xả ra hoàn toàn đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhà tôi nuôi hơn 20 con heo, sử dụng biogas tháng nào cũng dư cả”.

Mô hình thứ 3 là sử dụng đèn LED. Với ưu điểm có độ bền cao, thân thiện với môi trường và sức khoẻ do không sử dụng thuỷ ngân, không sinh ra tia hồng ngoại, tia cực tím và cường độ ánh sáng tốt. Đặc biệt, loại đèn trong mô hình này có loại sử dụng năng lượng mặt trời nên tiết kiệm chi phí.

Chị Lữ Thu Hồng thông tin: “Khi người dân sử dụng bếp củi và biogas đã tiết kiệm đáng kể tiền mua khí đốt hằng tháng. Đối với những hộ dân sử dụng bóng đèn LED thay thế bóng đèn truyền thống, người dân đã thống kê lượng điện tiết kiệm được từ 30.000-50.000 đồng/tháng so với trước đây”.

Chị Kiều thông tin: “Tôi rất thích sử dụng loại đèn LED sử dụng pin mặt trời vì nó nhẹ mà xài êm, lại rất sáng”.

Trong thời gian triển khai dự án, người dân sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí không hoàn lại và cho vay ưu đãi một phần để thực hiện các mô hình. Cụ thể, bếp củi cải tiến có kinh phí 300.000 đồng (dự án hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo 100.000 đồng, hộ không nghèo 50.000 đồng). Đèn LED tuỳ loại dao động từ 160.000-650.000 đồng, người dân được hỗ trợ từ 20.000-300.000 đồng. Hầm biogas túi ni-lông kinh phí 3 triệu đồng (hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 1 triệu đồng, hộ không nghèo 500.000 đồng); hầm biogas composite kinh phí 10 triệu đồng (hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 2 triệu đồng, hộ không nghèo 1 triệu đồng). Đến nay, trên địa bàn xã Nguyễn Phích có gần 400 hộ dân thực hiện các mô hình trên và con số này sẽ tiếp tục tăng do xã đang thực hiện tiếp giai đoạn 3.

Chị Lữ Thu Hồng cho biết thêm: “Hiện tại, Hội LHPN xã Nguyễn Phích không chỉ triển khai các mô hình này trong hội viên phụ nữ, mà tất cả những hộ dân có nhu cầu đều được hỗ trợ. Chúng tôi nhân rộng các mô hình đến 20 ấp trên địa bàn xã”.

Hiệu quả của các mô hình đã được kiểm chứng và mang lại lợi ích thiết thực, tuy nhiên, số hộ dân thực hiện vẫn còn ít. Nguyên nhân do người dân đã có thói quen, tập quán sử dụng các loại năng lượng truyền thống nên ngại thay đổi. Ngoài ra, kinh phí ban đầu để chuyển đổi còn khá cao. Song, theo những người áp dụng các mô hình khẳng định, khả năng hoàn vốn khi sử dụng các loại năng lượng xanh, năng lượng tái tạo chỉ trong vòng 1-2 năm. Điều quan trọng, sử dụng năng lượng xanh, năng lượng tái tạo là mỗi gia đình đang cùng chung tay hưởng ứng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu./.

Trần Chương

相关文章

最新评论