Giá gạo Thái cao nhất 6 năm,ữnguyênđềnghịxuấtkhẩutấngạotrongtháltd bóng đá hom nay gạo Việt cao nhất gần 16 tháng | |
Thủ tướng yêu cầu xuất khẩu gạo phải thận trọng | |
Bộ Công Thương chính thức đề nghị cho tiếp tục xuất khẩu gạo |
Ảnh minh hoạ: Internet |
Ngày 6/4, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2412/BCT-XNK báo cáo Thủ tướng Chính phủ về xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hạn, xâm nhập mặn.
Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị, sau khi tính toán kỹ để đảm bảo an ninh lương thực, có thể cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4 và tháng 5/2020.
Lượng gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5 khoảng 800.000 tấn. Lượng được phép xuất khẩu này giảm 40% so với lượng xuất khẩu tháng 4 và tháng 5/2019; giảm 35,7% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2018 và giảm 21,7% so với cùng kỳ giai đoạn năm 2017.
Căn cứ tổng số lượng 800.000 tấn nói trên, trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng của tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo cho tháng 5.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) nhấn mạnh, về cơ bản đề nghị mới nhất của Bộ trưởng Bộ Công Thương giống với báo cáo và đề xuất của Đoàn kiểm tra liên ngành do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh báo cáo với Thủ tướng ngày 28/3 trước đó.
Trước đó, báo cáo số 2237/BCT-XNK của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát, đánh giá về tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước, kiến nghị phương án xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch bệnh và hạn hán, xâm nhập mặn ngày 28/3 nêu rõ: Sản xuất năm 2020 ước đạt 43,5 triệu tấn thóc.
Về nhu cầu tiêu dùng, dự trữ, Bộ NN&PTNT dự báo nhu cầu tiêu thụ trong nước năm 2020 đã bao gồm dự trữ là 29,96 triệu tấn thóc. Cụ thể, tiêu thụ của người dân là 14,26 triệu tấn; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn; phục vụ chăn nuôi 3,4 triệu tấn; dùng làm giống và giống dự phòng 1 triệu tấn; dự trữ trong nước 3,8 triệu tấn.
Như vậy, lượng thóc còn dư để xuất khẩu khoảng 13,5 triệu tấn thóc, tương đương 6,5 – 6,7 triệu tấn gạo.
Căn cứ kết quả rà soát và các ý kiến của các tỉnh, thành ĐBSCL, các doanh nghiệp, Đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương chủ trì báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới, đề nghị cho phép tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng phải kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng, trước mắt là tháng 4, tháng 5/2020.
Nhu cầu an ninh lương thực trong tháng 4, tháng 5 sẽ được Tổng cục Dự trữ Nhà nước mua vào 300.000 tấn gạo và giữ lại thêm 400.000 tấn gạo để dự phòng. Như vậy, lượng gạo xuất khẩu giữ lại cho nhu cầu trong nước trong 2 tháng là 700.000 tấn.
Về xuất khẩu, lượng gạo xuất khẩu dự kiến trong tháng 4, tháng 5/2020 vào khoảng 800.000 tấn. Trước mắt trong tháng 4 cho phép xuất khẩu 400.000 tấn. Vào tuần cuối cùng tháng 4, căn cứ diễn biến dịch bệnh và báo cáo của các bộ, ngành, Thủ tướng chính phủ sẽ xem xét, quyết định phương hướng điều hành xuất khẩu gạo tháng 5.
Về quản lý số lượng được phép xuất khẩu, báo cáo của Bộ Công Thương nêu rõ, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm quản lý số lượng 400.000 tấn gạo được phép xuất khẩu trong tháng 4 thông qua cộng dồn và trừ lùi số lượng theo tờ khai hải quan.
Nguyên tắc quản lý như sau, đăng ký tờ khai trước sẽ được xuất khẩu trước, số lượng mở tờ khai được trừ lùi vào tổng số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp không sử dụng tờ khai 15 ngày hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã mở theo tờ khai thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.
Tổng lượng đăng ký tờ khai xuất khẩu và tổng lượng xuất khẩu thực tế được thể hiện theo thời gian thực trên một trang mạng do Tổng cục hải quan thiết lập hoặc trên công dịch vụ công quốc gia để tất cả các doanh nghiệp và người dân có thể theo dõi.