【kq giao hữu】Về một số hiện vật thời Nguyễn có giá trị mỹ thuật tại bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

 人参与 | 时间:2025-01-25 11:47:17

Khay đá trắng chạm “Song long ẩn vân”

Hiện vật mỹ thuật thời Nguyễn được lưu giữ và trưng bày đa dạng về chủng loại,ềmộtsốhiệnvậtthờiNguyễncógiátrịmỹthuậttạibảotàngtỉnhThanhHókq giao hữu từ thư tịch (Sắc phong đền Đồng Cổ (làng Mỹ Đà), xã Hoằng Minh, huyện Hoằng Hóa ngày 25 tháng 5 năm Minh Mạng 5 (1824)); đến bộ sưu tập đồ gia dụng như đĩa, ấm, chóe, nậm rượu, bình, nồi, lọ hoa, đỉnh hương... bằng sành sứ, đồng; bản khắc gỗ; đồ thờ cúng và cả súng thần công bằng đồng thế kỷ XVIII - XIX. Trong đó, có một số hiện vật rất đáng lưu ý .

Trước hết là một bản khắc gỗ hình tượng con ngựa khá tinh xảo, khuôn hình bản khắc với núm tay cầm nhô ra là nét quen thuộc của tranh dân gian làng Sình (Huế) đầu thế kỷ XX. Hình tượng ngựa với bố cục chạy ngang rất khác với bản khắc hiện nay về ngựa bay, ngựa đứng mà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước đang lưu giữ. Hình tượng ngựa trong bản khắc này mô tả khác xa dáng dấp kiểu thức “Bạch mã thái giám tôn thần” (ngựa thần được nhà Nguyễn phong tặng) mà lâu nay các nhà nghiên cứu văn hóa Huế nói đến. Trong bản khắc này, ngựa được thể hiện với đầy đủ yên cương, lục lạc. Nét chạm khắc sâu chắc chắn, đường nét tạo hình khỏe, mạnh bạo, phần đuôi ngựa tung dài về phía sau, dưới bốn vó ngựa là hình đám mây tạo hình cây Như ý, gợi cảm giác như ngựa đang cưỡi mây, đạp gió vút bay với hàm ý đạt được bao ước muốn. Tính “linh hóa” trong hình ảnh “vân mã” làm cho hình tượng ngựa ra dáng ngựa thần hơn.

Mâm đồng trang trí biểu tượng “Ngũ phúc”

Nếu so sánh với các bản khắc tranh dân gian làng Sình hiện đang lưu giữ tại nhà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì thần thái của ngựa thần có phần tinh xảo hơn, nhất là chi tiết bờm ngựa dựng lên được khắc nhiều nét tỉ mỉ. Điều này rất khác với sự đơn giản trong đường nét của tranh làng Sình. Đây là một bản khắc phỏng theo tranh thờ cúng làng Sình, được làm vào thời Nguyễn và có độ “già” về thời gian hơn nhiều bản khắc hiện nay ở làng Sình, nhưng lại rất gần với phong cách bản khắc ngựa tranh Sình ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nếu vậy, theo thời gian, bản khắc làng Sình ngày càng đơn giản hơn nhiều, đó là một sự bổ sung cho cái nhìn toàn diện hơn về những giá trị của tranh làng Sình xưa.

Hiện vật thứ hai là khay đá trắng hình oval nguyên mảng được trang trí đường diềm bao quanh, ở trong chạm “Song long ẩn vân” uốn lượn theo vị trí đặt ly, ấm một cách tinh xảo. Tay nghề của nghệ nhân chạm khắc tác phẩm này thật khiến người xem thán phục, nhất là sự thể hiện họa tiết hai con rồng hòa vào khung hình với các tách trang trí cánh hoa mai được bố cục cân đối, hài hòa. Kỹ thuật chạm nổi, chạm xuyên thủng trên đá của nghệ nhân đạt đến trình độ cao, thể hiện qua độ mỏng dày, to nhỏ, cong dãn các chiều ở từng chi tiết của nét chạm. Độ nổi khối bồng bềnh của mây sóng, nét vút như tia lửa của vây đuôi rồng, từng vảy rồng, từng nét cánh hoa cũng được chăm chút một cách tinh tế, cẩn trọng mà không tìm thấy một nét chạm lỗi dù là nhỏ nhất. Hiện vật này thể hiện trình độ thẩm mỹ của nghệ nhân thời Nguyễn trong sáng tạo những vật dụng sinh hoạt.

Bản khắc gỗ con ngựa

Mâm đồng trưng bày ở bảo tàng khá nhiều, nhưng đáng chú ý là một mâm đồng thời Nguyễn trang trí biểu tượng “Ngũ phúc”, gợi nhớ câu chuyện năm 1627, chúa Trịnh muốn bắt họ Nguyễn ở Đàng Trong thần phục, bèn cử sứ giả mang sắc vua Lê vào phong cho Nguyễn Phúc Nguyên và đòi lễ vật cống nạp. Đáp lại, mưu sĩ Đào Duy Từ bàn với chúa Nguyễn, sai thợ làm một chiếc mâm đồng có hai đáy, bỏ sắc của vua Lê kèm một tờ thiếp có 4 câu chữ Hán vào giữa rồi hàn kín lại. Gộp cả 4 câu lại thì thành cụm từ “Dư bất thụ sắc” nghĩa là “Ta không nhận sắc phong”, khi phát hiện, chúa Trịnh vô cùng giận dữ và lịch sử từ đây chứng kiến giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Ngoài những hiện vật kể trên, tại đây còn lưu giữ rất nhiều hiện vật có niên đại thế kỷ XVIII, XIX như: bài vị như một long ngai thu nhỏ, chế tác bằng kỹ thuật điêu khắc gỗ, sơn son thếp vàng; ấm - nồi - bình hoa - bàn là bằng đồng, nghiên mài mực bằng đá... được trang trí rất đa dạng và tinh xảo. Có thể nói, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đang sở hữu, trưng bày bộ sưu tập những hiện vật phong phú của triều Nguyễn, tuy nhiên ngoài phần ghi chú về niên đại của hiện vật thì Bảo tàng vẫn chưa cung cấp thêm được nhiều thông tin về lịch sử, giá trị của hiện vật cho người thưởng lãm. Phần lớn những hiện vật này cũng chưa được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn đã công bố.

Bài, ảnh: PHẠM MINH HẢI

顶: 4踩: 72