【xem truc tiep bd】Góc nhìn mới: Triều Tiên sở hữu hạt nhân có lợi cho Mỹ
Nhiều người hy vọng Hội nghị thượng đỉnh ngày 12/6 ở Singapore giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ dẫn tới phi hạt nhân hóa và hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Có người lại cho rằng lịch sử cho thấy hy vọng đó là quá lạc quan. Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra nếu Triều Tiên được phép giữ lại kho hạt nhân để vừa có thể hướng tới hòa bình vừa mang lại lợi ích an ninh lâu dài cho Mỹ trong khu vực?
Có hai lý do hợp lý về khả năng nói trên. Thứ nhất, sở hữu vũ khí hạt nhân là cách tốt nhất để ổn định Triều Tiên. Thứ hai, một Triều Tiên độc lập và an ninh mà không có sự hiện diện của lực lượng Mỹ hay Trung Quốc cũng sẽ là một vùng đệm để tránh căng thẳng giữa các nước lớn.
Theo ông Hongyu Zhang, Trợ lý giáo sư trường Đại học William & Mary và ông Kevin Wang, Trợ lý nghiên cứu tại Đại học Quốc phòng (Mỹ), mục đích chủ yếu và lâu dài trong chiến lược của Mỹ ở Đông Á cần tập trung vào kiềm chế một Trung Quốc đang trỗi dậy. Để đạt được điều này, Mỹ phải giảm thiểu ảnh hưởng của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, cho dù là đồng minh của Mỹ hay không. Việc Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân ở mức hạn chế có thể là biện pháp hiệu quả nhất để thực hiện chiến lược đó.
Do đó, hai chuyên gia trên cho rằng Mỹ cần tiếp tục tiếp cận Triều Tiên theo hướng ngoại giao và thậm chí là chấm dứt một số biện pháp trừng phạt để tìm kiếm ổn định lâu dài. Trái với suy nghĩ thông thường, Triều Tiên sở hữu hạt nhân và một Bán đảo Triều Tiên cân bằng là kết quả tốt nhất cho khu vực và thế giới.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô hỗ trợ Triều Tiên còn Mỹ hỗ trợ Hàn Quốc, từ đó tạo ra một thế cân bằng quyền lực ổn định trên Bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, từ khi Liên Xô sụp đổ, cán cân quyền lực đã nhanh chóng dịch chuyển theo hướng bất lợi cho Triều Tiên. Mỹ tiếp tục dẫn dắt Bộ Chỉ huy các lực lượng hỗn hợp Mỹ-Hàn và thường xuyên tái khẳng định cam kết an ninh trong khu vực.
Ngược lại, Nga đã xóa bỏ hiệp ước liên minh với Triều Tiên năm 1994. Trung Quốc cũng không thay thế Liên Xô trở thành người bảo trợ Triều Tiên khi vấn đề này được đưa ra thảo luận giữa lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung năm 1991.
Không có sự cân bằng trên, Bán đảo Triều Tiên đã rơi vào tình trạng bất ổn định kéo dài và thường xuyên mấp mé xung đột quân sự. Triều Tiên luôn thể hiện tinh thần sẵn sàng đảm bảo an ninh bằng mọi giá. Tăng cường áp lực kinh tế và quân sự chống Triều Tiên chỉ làm nước này kiên quyết hơn.
Do đó, bất kỳ giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng hiện này phải tính tới yếu tố an ninh của Triều Tiên – một quốc gia có chủ quyền. Rõ ràng là cô lập và quân sự hóa rầm rộ không phải là giải pháp lâu dài cho Triều Tiên.
Đảm bảo an ninh từ Trung Quốc cũng không phải là giải pháp. Thời gian gần đây, chính sách về Triều Tiên của Trung Quốc mang tính thụ động và cam kết ở mức tối thiểu. Về các điều khoản trong hiệp ước hữu nghị với Triều Tiên, Trung Quốc cam kết hỗ trợ quân sự và các mặt khác bằng mọi phương tiện trong trường hợp Triều Tiên bị một quốc gia tấn công quân sự.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP. |
Tuy nhiên, Trung Quốc không phải vì hiệp ước này mà thực hiện cam kết trên. Động cơ can thiệp chủ yếu vào Triều Tiên là mối quan ngại về an ninh của chính mình. Theo hai chuyên gia trên, Bắc Kinh sẽ giảm đáng kể năng lực phòng vệ nếu Triều Tiên rơi vào tay một đối thủ, cho dù là ai.
Dù vậy, Trung Quốc không định làm gì khác ngoài những việc cần thiết để đạt mục tiêu chính sách này. Mối quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên có thể giúp nước này ngăn chặn lực lượng Mỹ-Hàn tấn công quy mô lớn Triều Tiên, nhưng không có tác dụng mấy trong làm dịu các mối đe dọa an ninh khác.
Bản thân Triều Tiên cũng hiểu rõ rằng Trung Quốc chỉ đóng vai trò không mấy nhiệt tình trong đảm bảo an ninh cho mình. Trong một bài bình luận thời gian đỉnh điểm khủng hoảng hạt nhân năm 2017, hãng thông tấn nhà nước KCNA đã nói rõ rằng Triều Tiên sẽ yêu quý vũ khí hạt nhân hơn là quan hệ hữu nghị với Trung Quốc.
Do đó, vũ khí hạt nhân không chỉ đảm bảo cho Triều Tiên một mức độ an ninh Trung Quốc không thể mang lại, mà còn là biện pháp hiệu quả nhất để Triều Tiên đạt được an ninh bền vững.
Hai chuyên gia Hongyu Zhang và Kevin Wang khẳng định một Triều Tiên sở hữu hạt nhân (ở mức hạn chế) không phải là mối đe dọa mà là một “chất ổn định” lý tưởng.
Cân bằng quyền lực trên Bán đảo Triều Tiên và cân bằng quyền lực Mỹ-Trung có liên quan với nhau. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có tiềm năng làm lệch cán cân quyền lực tại khu vực, có thể tạo ra xung đột trong tương lai. Nếu năng lực hạt nhân hạn chế đảm bảo an ninh cho Triều Tiên thì năng lực này cũng có thể tạo ra vùng đệm để lực lượng Trung Quốc vẫn ở đất Trung Quốc, còn binh sĩ Mỹ vẫn ở Hàn Quốc.
Nếu lực lượng Mỹ và Trung Quốc giáp mặt trực diện trên Bán đảo Triều Tiên, sẽ có rủi ro xung đột cao hơn, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc còn đang đối mặt căng thẳng ở Biển Đông. Do đó, khôi phục cân bằng quyền lực giữa Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ không chỉ ổn định Bán đảo Triều Tiên mà còn hỗ trợ quan hệ quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một số lo ngại về việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân như tổn hại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) hay gây hiệu ứng domino về phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, vấn đề Bán đảo Triều Tiên liên quan tới tình hình địa chính trị phức tạp và kéo dài mà NPT không phải là công cụ giải quyết. Cũng không có bằng chứng cho thấy sẽ có một làn sóng phổ biến vũ khí hạt nhân khắp khu vực, chừng nào Mỹ còn duy trì hiện trạng và tăng cường cam kết trong khu vực.
Cân bằng Trung Quốc
Cam kết đảm bảo an ninh Triều Tiên của Trung Quốc luôn ở mức tối thiểu kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên, căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như tương tác giữa Trung Quốc và Triều Tiên cho thấy Trung Quốc không còn có thể duy trì chính sách tối thiểu này.
Theo bình luận trên National Interest, trong tương lai, Trung Quốc có thể tìm cách gây ảnh hưởng tới một Triều Tiên không có hạt nhân. Có dự báo Trung Quốc có thể tìm kiếm sự cân bằng trực tiếp với liên minh Mỹ-Hàn bằng cách chinh phục Triều Tiên và đưa lực lượng tới bán đảo này. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ có thể tìm cách trục xuất lực lượng Mỹ khỏi bán đảo.
Triều Tiên sở hữu hạt nhân hạn chế sẽ giúp cân bằng quyền lực Mỹ-Trung trong khu vực? Ảnh: Reuters. |
Nếu không có răn đe hạt nhân, Triều Tiên sẽ là không gian hợp lý nhất để Trung Quốc gây ảnh hưởng vì quân đội truyền thống Triều Tiên yếu, mà Triều Tiên lại có vị trí chiến lược quan trọng. Hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Triều Tiên sẽ không chỉ làm suy giảm lợi ích Mỹ mà còn sự ổn định toàn cầu và khu vực.
Triều Tiên đã không có lực lượng quân sự nước ngoài trên lãnh thổ kể từ khi binh sĩ Trung Quốc rút về năm 1958. Điều này là nhờ tư tưởng dân tộc của Triều Tiên và sự ác cảm với ảnh hưởng của Trung Quốc cũng như Liên Xô sau vụ việc mà ông Kim Il-sung cho là âm mưu lật đổ mình.
Việc Triều Tiên lo sợ Trung Quốc kiểm soát là một khía cạnh, nơi lợi ích của Triều Tiên và Mỹ gặp nhau. Hơn nữa, Triều Tiên muốn tận dụng sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sao cho có lợi nhất cho mình.
Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân hạn chế có thể hữu ích trong kiềm chế Trung Quốc.
Một thỏa thuận ngầm cho phép Triều Tiên duy trì năng lực răn đe đáng tin cậy nhưng ở mức tối thiểu có lợi cho Mỹ. Nhờ có hạt nhân, dù là ở mức hạn chế, Triều Tiên sẽ độc lập khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và đây là một giải pháp khả thi để giải quyết tình trạng mất cân bằng quyền lực trên Bán đảo Triều Tiên sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
相关推荐
-
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
-
'Xe điện là lời giải bài toán giảm phát thải xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch'
-
Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
-
Học sinh thích thú khám phá nhà máy 'xanh' sản xuất ra hộp sữa Vinamilk
-
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
-
Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng xanh
- 最近发表
-
- Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- Cần sớm xây dựng danh mục phân loại xanh, thúc đẩy thị trường tài chính xanh
- Xanh SM ra mắt nền tảng Xanh SM Bike Platform cho tài xế xe máy điện VinFast
- Cần sớm xây dựng danh mục phân loại xanh, thúc đẩy thị trường tài chính xanh
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- Việt Nam tham gia Diễn đàn Mạng lưới Sáng kiến Seoul Tăng trưởng Xanh lần thứ 19
- Mất điện nhiều ngày sau bão, xe điện trở thành 'cứu tinh' của người Mỹ
- 4 mẫu xe hybrid phân khúc giá 1
- Chưa nên thu phí đường cao tốc do Nhà nước đầu tư
- Việt Nam tham gia Hội nghị COP13 và Cuộc họp MOP36 về bảo vệ tầng Ozone
- 随机阅读
-
- Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- Pin năng lượng mặt trời có thể thu nước trong khí quyển để tự làm mát
- Nguyên nhân Hà Nội liên tục ô nhiễm không khí top đầu thế giới
- Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Vinamilk thực hiện dự án Cánh rừng Net Zero, hướng đến trung hòa khí nhà kính
- Các ông lớn ô tô tăng gấp đôi lượng xe lai điện
- Tiếng nói Xanh
- Đấu giá biển ô tô 30K
- Mất điện nhiều ngày sau bão, xe điện trở thành 'cứu tinh' của người Mỹ
- Xe hybrid phát thải gấp 5 lần xe điện
- Xe điện mini Trung Quốc giảm giá kịch khung vẫn chào thua VinFast VF3
- Thời tiết Hà Nội 9.9: Mưa rào kèm giông kéo dài nhiều ngày
- Hành trình phục hồi 18.000 cây xanh, phủ lấp 27 hecta rừng của Vietnam Airlines
- Loại bột thần kỳ có thể hút CO2 khỏi không khí
- Sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nhất thế giới
- Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- Vì sao ngày càng nhiều người chuộng xe điện hơn xe xăng?
- Vingroup và Vietravel hợp tác thúc đẩy du lịch xanh
- Lợi ích tuyệt vời mà xe máy điện mang lại cho người dùng
- 搜索
-
- 友情链接
-
- SABECO lần thứ 6 được vinh danh trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam
- Cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai và vụ khai thác chui hàng triệu tấn quặng
- Tăng cường kiểm tra khai trị giá đối với ô tô nhập khẩu
- CAHN toàn thua khi có Quang Hải, Filip Nguyễn, vì đâu?
- Hải quan Hải Phòng kịp thời xử lý hàng trăm vướng mắc cho doanh nghiệp
- Triệt xóa điểm mua bán “cỏ Mỹ” trên đường Duy Tân
- Đồ uống có chứa colagen của Shisheido chịu thuế NK 30%
- Tuyển nữ Việt Nam tranh thủ shoping, chờ nối chuyến đến New Zealand
- Xử phạt Tập đoàn Xuân Thiện 60 triệu đồng vì công bố thông tin không đúng thời hạn
- Hải quan Nghệ An: Thu ngân sách có tín hiệu khả quan