【ket quả laliga】Nông sản Việt “thông đường” sang Trung Quốc

时间:2025-01-13 17:07:48来源:Empire777 作者:World Cup
Bộ Công Thương đề nghị Trung Quốc miễn kiểm tra virus Sars-Cov-2 trên nông,ôngsảnViệtthôngđườngsangTrungQuốket quả laliga thủy sản Việt Nam
Covid-19 phức tạp, Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Đại sứ Trung Quốc bàn tiêu thụ nông sản
Thông tin Trung Quốc cấm nhập khẩu ớt Việt Nam không chính xác
Việt Nam đề nghị Trung Quốc phối hợp duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản đôi bên.  	Ảnh: N. Thanh
Việt Nam đề nghị Trung Quốc phối hợp duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản đôi bên. Ảnh: N. Thanh

Sớm mở cửa cho yến sào, sầu riêng

Tại buổi tiếp xã giao giữa Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan và ông Hùng Ba, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam ngày 26/5/2021, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: “Mong Đại sứ Hùng Ba trao đổi với Hải quan Trung Quốc sớm mở cửa XK chính ngạch cho một số nông sản mà Việt Nam đã gửi hồ sơ như yến sào (tổ yến), sầu riêng, tăng cường giám sát giữa hai bên bằng hình thức trực tuyến”.

Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc trong ASEAN; đã vượt qua Đức để trở thành đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên toàn cầu. Trung Quốc 17 năm liên tiếp là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (là thị trường XK đứng thứ 2 và đứng đầu về NK của Việt Nam). Trong điều kiện dịch Covid-19, tổng kim ngạch XNK nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2021 vẫn đạt hơn 5,57 tỷ USD, tăng 27,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK đạt hơn 4,02 tỷ USD, tăng 36,5%; NK đạt 1,55 tỷ USD, tăng 9,7%.

Đại sứ Hùng Ba cho biết, hiện Trung Quốc đã mở cửa cho 10 loại rau quả của Việt Nam, đây là số lượng tương đối lớn. Thời gian tới, Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy trao đổi hợp tác giữa hai bên, có thể theo hình thức trực tuyến; thúc đẩy các địa phương như Quảng Tây, Vân Nam tháo gỡ khó khăn trong XK nông sản của Việt Nam.

“Trung Quốc nhập tới 170 tỷ USD nông sản mỗi năm nên dư địa thị trường còn rất lớn. Với đề nghị của Bộ trưởng Lê Minh Hoan, tôi sẽ báo cáo với Hải quan Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc tiếp tục mở cửa cho nông sản, đặc biệt là trái cây của Việt Nam", Đại sứ Hùng Ba nói.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT), hiện tại, phía Việt Nam đã hoàn thiện thủ tục đánh giá đối với sầu riêng và khoai lang, chuyển toàn bộ hồ sơ cho phía Trung Quốc, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên phía Trung Quốc chưa thể cử đoàn chuyên gia sang đánh giá vùng trồng. Vụ Hợp tác quốc tế đã thảo thư trình lãnh đạo Bộ NN&PTNT ký gửi đề nghị Trung Quốc áp dụng hình thức giám sát bằng video trực tuyến đối với sầu riêng.

Ngoài ra, Trung Quốc đã cấp phép XK cho 128 sản phẩm, 48 loài thủy sản và 750 DN thủy sản của Việt Nam. Đáng chú ý, đối với yến sào (tổ yến), Trung Quốc đang chiếm đến 80% thị phần yến sào toàn cầu. Điều đáng quan tâm là, nhu cầu tiêu thụ và NK sản phẩm yến sào của người Trung Quốc không ngừng tăng trong những năm gần đây. Tháng 10/2020, phía Trung Quốc đã đồng ý áp dụng hình thức giám sát trực tuyến. Hiện tại, cấp kỹ thuật của hai bên đang tiến hành họp trực tuyến để bàn chi tiết kế hoạch triển khai.

Tránh gây đứt đoạn giao thương

Liên quan tới vấn đề XK nông sản sang thị trường Trung Quốc, đặc biệt là những nông sản đang vào vụ thu hoạch như vải thiều, nhãn, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất NK (Bộ Công Thương) chia sẻ: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện XK thuận lợi nhất cho nông sản. Riêng đối với trái vải, hiện đang XK qua các cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai), Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), mỗi ngày có khoảng 100 xe”.

Để hỗ trợ XK trái vải Bắc Giang nói riêng và nông sản đến vụ nói chung sang thị trường Trung Quốc, Cục đã trao đổi với các Ban quản lý các cửa khẩu lớn và các Sở Công Thương các tỉnh trong vấn đề tạo điều kiện thuận lợi nhất cho XK qua các tỉnh biên giới. Vấn đề thuận lợi hóa thương mại, Cục XNK hiện đã bố trí lực lượng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ngay tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn để sẵn sàng phục vụ các DN khi đưa hàng hóa lên được thông quan ngay, tạo điều kiện tối đa cho các xe nông sản, đặc biệt là vải Bắc Giang được thông quan nhanh chóng.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế, thương mại biên giới có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động kinh tế, thương mại, duy trì và đảm bảo sinh kế của cư dân khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc liên tục áp dụng các biện pháp nhằm siết chặt các hoạt động này. Phía Việt Nam phản hồi lại theo hướng là sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với phía Trung Quốc để chính ngạch hóa, tiêu chuẩn hóa và lành mạnh hóa hoạt động thương mại biên giới. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh, phía Trung Quốc cũng tăng cường kiểm tra, khử trùng bao gói hàng thủy sản, hoa quả NK, phương tiện vận chuyển và tiếp tục thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, khiến thời gian thông quan hàng hóa XNK bị kéo dài.

"Tại Hội nghị với Tổng cục Hải quan Trung Quốc tháng 12/2020, hai bên đã thành lập đường dây nóng xử lý vấn đề ùn tắc nông sản và thương mại biên mậu. Trong giai đoạn trước mắt khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp chặt chẽ với Việt Nam tránh gây đứt đoạn và duy trì ổn định thương mại nông sản, thủy sản biên giới", đại diện Vụ Hợp tác quốc tế nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Trung Quốc hiện là thị trường XK nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong điều kiện dịch Covid-19, kinh tế biên mậu có khó khăn, nhờ sự giúp đỡ của Đại sứ, hoạt động XK vẫn thông thương, giúp người tiêu dùng Trung Quốc được sử dụng các nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh, Trung Quốc đã và đang trong quá trình chuyển đổi chính sách quản lý biên mậu nên có sự không trùng khớp giữa hai bên, đề nghị Đại sứ trao đổi với Hải quan Trung Quốc để tháo gỡ khó khăn, tạo thông quan thuận lợi giữa hai bên.

相关内容
推荐内容