【các trận hôm nay】Thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA và EVIPA
Đây là đánh giá của các chuyên gia kinh tế đưa ra tại tọa đàm “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA” do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 25/10/2022 tại Hà Nội.
Dòng vốn FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng
Tại tọa đàm,úthiệuquảFDItừEUvàoViệtNamkhithựcthiEVFTAvàcác trận hôm nay Tiến sỹ Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu cũng đưa ra nhận xét, dòng vốn FDI vào Việt Nam chưa tương xứng tiềm năng, quy mô các dự án của EU đầu tư vẫn còn nhỏ; chất lượng các dự án FDI của EU vào Việt Nam vẫn còn thấp, chưa đạt được kỳ vọng.
Tiến sỹ Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại tọa đàm. Ảnh: Hải Anh |
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2022, hiện có 25 quốc gia thuộc EU tham gia đầu tư vào Việt Nam, với tổng số dự án là 2.378 dự án với tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỷ USD.
6 nhà đầu tư lớn của EU vào Việt Nam: Hà Lan, Pháp, Luxembourge, Đức, Đan Mạch và Bỉ chiếm tới hơn 91% tổng vốn FDI của EU vào Việt Nam. Luỹ kế đến tháng 8/2022, Hà Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 401 dự án; 13,6 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư của EU vào Việt Nam. Pháp đứng ở vị trí thứ 2 với 658 dự án, 3,71 tỷ USD chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư. |
Điều đó có nghĩa, xét về vốn, FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng chưa tới 6,41% tổng số vốn Việt Nam thu hút được. Còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%. Đây là một tỷ lệ rất nhỏ so với tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và EU.
Đặc biệt, tính toán theo số liệu thống kê của Eurostat và Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam chỉ dao động từ 2-5% so với tổng số vốn FDI mà EU phân bổ trên thế giới.
Tại tọa đàm, TS Nguyễn Thị Thanh Mai – Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố báo cáo FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA và EVIPA cho thấy mặc dù là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, nhưng những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU vào Việt Nam vẫn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên.
TS Nguyễn Thị Thanh Mai cho biết thêm, sau khi sụt giảm vào năm 2020 do sự kiện Vương Quốc Anh chính thức rút khỏi EU cũng như những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, đến năm 2021, số lượng các dự án FDI của EU vào Việt Nam lại trên đà tăng trở lại và đạt gần mức đỉnh của năm 2019. Các dự án FDI của EU vào Việt Nam tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo. Các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân vào Việt Nam. Trong đó, 3 lĩnh vực được quan tâm đầu tư nhiều chính là công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản.
Gần đây, các doanh nghiệp EU có xu hướng quan tâm tới các ngành dịch vụ như logistics, bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, năng lượng sạch, công nghiệp phụ trợ, chế biến thực phẩm, nông nghiệp công nghệ cao…
Lý giải về nguyên nhân FDI từ EU vào Việt Nam không lớn, bà Hoàng Thị Hồng Vân - Trưởng phòng Đối ngoại - Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho rằng, chi phí logistics quá cao cũng là một trong những trở ngại chính khiến dòng vốn FDI của châu Âu vào Việt Nam chưa được như kỳ vọng. Bên cạnh đó, vấn đề lao động, hạ tầng cũng còn nhiều vấn đề cần được cải thiện.
Tận dụng cơ hội thu hút FDI từ EVFTA và EVIPA
Tại tọa đàm, TS. Nguyễn Thị Thanh Mai cho hay, EVFTA và EVIPA được đàm phán giữa bối cảnh quan hệ EU- Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất và sâu sắc, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai hiệp định này được kỳ vọng trở thành cú huých đối với cả thương mại và đầu tư của Việt Nam, qua đó mở rộng cơ hội trở thành trung tâm sản xuất tại khu vực.
Cách nào thu hút hiệu quả FDI từ EU vào Việt Nam khi thực thi EVFTA và EVIPA là chủ đề cuộc tọa đàm. Ảnh: Hải Anh |
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường theo sau quan hệ thương mại mạnh mẽ. Ở chiều ngược lại, dòng vốn FDI dồi dào thúc đẩy hơn nữa tiềm năng thương mại giữa các đối tác”- TS. Nguyễn Thị Thanh Mai nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia kinh tế tại tọa đàm, Việt Nam có được 6 cơ hội lớn nhờ EVFTA và EVIPA. Trong đó, đáng chú ý, những cam kết thương mại trong EVFTA sẽ mang lại cho Việt Nam cơ hội tăng quy mô FDI từ các quốc gia nội khối và FDI nói chung do những cam kết về cắt giảm thuế quan. Đồng thời, EVFTA sẽ giúp tăng quy mô FDI của EU vào Việt Nam do hiệp định này giúp cho doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường Việt Nam cũng như thị trường ASEAN rộng lớn, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Về môi trường đầu tư, việc thực hiện EVFTA cùng với những cam kết về mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và việc thực thi EVIPA sẽ tạo môi trường thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư trong một số lĩnh vực mà EU có tiềm năng và thế mạnh.
Đồng thuận với quan điểm nêu trên, TS. Nguyễn Thị Vũ Hà (thành viên của nhóm nghiên cứu FDI của EU vào Việt Nam) nhấn mạnh về cơ hội là một FTA thế hệ mới với phạm vi cam kết rộng, EVFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng FTA tiếp theo vào Việt Nam và cũng giúp nâng cao chất lượng các dự án FDI. Điều này phù hợp với định hướng của Viêt Nam trong Nghị quyết 50-NQ/TW của Chính phủ về thu hút FDI chất lượng cao.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Thị Vũ Hà cảnh báo, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc thu hút FDI, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng có nhiều biến động. Những lợi thế mà EVFTA mang lại chỉ là ngắn hạn khi các đối thủ chính trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia hay Phillpines cũng đang tích cực đàm phán FTA với EU; trong khi đó, khối này hướng tới một FTA chung với cả khu vực ASEAN.
Ngoài ra, việc thực thi hiệp định còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới cải cách thế chế, chính sách, hay thậm chí làm giảm "dòng chảy" FDI vào Việt Nam nhất là trong bối cảnh FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.
Theo các chuyên gia kinh tế tại tọa đàm, giải pháp các bộ, ngành cần triển khai để tăng cường hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI từ EU trong thời gian tới là tăng cường công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến về EVFTA và EVIPA; cải cách thể chế; cải thiện chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh; hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư; tập trung đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng. |
下一篇:Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
相关文章:
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- Bù Đốp: Nam thanh niên tử vong dưới ao hàng xóm
- Bình Phước: Xe tải kéo lê xe máy, một người bị thương nặng
- Hiệu trưởng Trường THPT Đắk Ơ tử vong, nghi do rơi lầu
- Tạm giữ 17 con bạc
- Bình Phước: Phát hiện người đàn ông tử vong trên bờ kênh
- 400 đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, phổ biến pháp luật
- Gỡ khó xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
- Ứng phó bão số 1: Các tỉnh sẵn sàng cấm biển, sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm
- Đào tạo lái xe cơ giới đường bộ: Vững lý thuyết, chắc thực hành
相关推荐:
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Chơn Thành lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- Triệt phá băng nhóm “mua bán người”
- Lộc Ninh: Trao trả tài sản cho người bị mất trộm
- Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- Biện pháp an toàn trong phòng cháy, chữa cháy
- Truy tìm đối tượng đổ trộm khoảng 20 tấn rác thải trong vườn cao su
- Bình Phước: 2 xe môtô đối đầu trong đêm, 2 người thương vong
- Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- Bình Phước: Người phụ nữ bị sát hại lúc sáng sớm
- Chi phúc lợi tại đơn vị sự nghiệp theo quy định nào?
- Ngày 4/1: Giá heo hơi tăng đến 4.000 đồng/kg tại một số địa phương
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
- Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng