【kq dua】VEPR dự báo hai kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020
时间:2025-01-25 18:37:39 出处:Cúp C1阅读(143)
Sáng 21/7,ựbáohaikịchbảntăngtrưởngkinhtếViệtNamnăkq dua Viện Nghiên cứu Kinh tếvà Chính sách (VEPR) tổ chức Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II và 6 tháng đầu năm 2020.
Điểm lại tình hình kinh tế 6 tháng, PGS.TS. Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPRcho biết, trước ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 lên kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức tăng trưởng kinh tế dương trong quý II/2020, đạt 0,36%. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 1,81%. Lý giải về con số lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm 2020 ở mức 4,19%, VEPR đánh giá nguyên nhân đến từ giá lương thực, thực phẩm tăng.
Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý II và 6 tháng đầu năm 2020 |
Theo PGS.TS. Phạm Thế Anh, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch không chỉ trong nước mà còn trên thế giới. Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm bao gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tưgiữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự ánđầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi; chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp do suy giảm nhu cầu tiêu thụ và sản xuất; làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ-Trung và tận dụng các ưu đãi đầu tư tại Việt Nam; môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.
Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn và tương lai bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng; xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.
Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, bị chững lại; sức khỏe hệ thống ngân hàng- tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương; sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI và thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu; chất lượng lao động thấp; hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng nhũng nhiễu của bộ máy công quyền còn nặng nề; tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệpnhà nước bị ngưng trệ, môi trường và thể chế kinh doanh chất lượng còn thấp.
Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng và lạm phát theo các kịch bản khác nhau về tình hình phòng chống bệnh dịch. Theo đó, khả năng cao nền kinh tế sẽ đạt mức tăng trưởng 3,8% trong cho cả năm 2020. Ở một khả năng thấp hơn, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 2,2% do những diễn biến bất lợi của bệnh Covid-19.
Cụ thể, với Kịch bản cơ sở (khả năng cao): Trong kịch bản này, bệnh dịch sẽ không tái phát trong nước trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế nội địa dần trở lại bình thường. Tuy nhiên dịch Covid-19 ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chínhquan trọng trên thế giới được giả định có một khả năng tái bùng phát hoặc chưa đủ tự tin khiến các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang nửa sau quý III/2020, ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam và nhu cầu du lịch, lưu trú tại Việt Nam.
Theo đó, mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 3,8%. Nhìn chung, tăng trưởng trong các ngành nghề sẽ khiêm tốn, trong đó các ngành bị ảnh hưởng nặng nhất bao gồm dịch vụ lưu trú, ăn uống, ngành khai khoáng và ngành kinh doanh bất động sản.
Kịch bản bất lợi (khả năng thấp): Ở kịch bản này, bệnh dịch trong nước dù vẫn được khống chế hoàn toàn trong thời gian còn lại của năm và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Tuy nhiên nếu dịch Covid-19 ở các trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới tái bùng phát mạnh, các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang quý IV/2020, dẫn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng và không có khả năng hồi phục trong năm 2020, kéo theo đó là sản xuất trong nước tăng trưởng yếu và các ngành khai khoáng phục vụ công nghiệp có khả năng thu hẹp.
Song song với đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng không có động lực hồi phục do thiếu khách du lịch nước ngoài, trong khi nhu cầu trong nước với các loại hình dịch vụ này cũng bị hạn chế do tình hình kinh tế kém khả quan, ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng. Tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức 2,2%.
上一篇: Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
下一篇: Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
猜你喜欢
- Hai phụ nữ thương vong sau tiếng cãi vã trong căn nhà chốt cửa
- Chủ tịch nước và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Cuba
- Thanh Hóa: Shop Bitis Minh Hải lại bị xử phạt vì bán hàng nhái
- Chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão
- Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- Quảng Trị: Kiên quyết xử lý tình trạng đường cát nhập lậu
- Quốc hội có thêm hai Phó Chủ tịch
- Việt Nam đã ghi nhận thêm 7 ca mắc Covid
- Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong