Năm 2023,ừaThiênHuếThúcđẩygiảingânvốnđầutưcôngbảođảmmụctiêutăngtrưởsoi kèo bóng đá cúp c2 tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 5.923 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách địa phương trên 3.218 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương gần 2.705 tỷ đồng.
Tỉnh Thừa Thiên Huế thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công bảo đảm mục tiêu tăng trưởng. Ảnh minh họa: H.T |
Theo báo cáo từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay, tỉnh đã phân bổ 1.654 tỷ đồng từ nguồn vốn trong nước thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương cho 18 dự án, gồm 3 dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành trong năm 2023; 7 dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2023 và 8 dự án khởi công mới trong năm 2023. Đối với kế hoạch vốn ngân sách địa phương năm 2023 là 3.218,266 tỷ đồng, tỉnh đã phân bổ 2.803,266 tỷ đồng cho các dự án, phần còn lại 250 tỷ đồng chưa giao thuộc nguồn bội chi ngân sách địa phương, dự kiến sẽ giao cho dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế sau khi dự án được ký hợp đồng vay lại với Bộ Tài chính.
Ngoài ra, trong tháng 1/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao bổ sung 705,703 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021 và năm 2022. Do đó, tổng nguồn lực đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 6.628,96 tỷ đồng. Theo báo cáo từ Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, đến nay, tỉnh đã giải ngân được 596,386 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch vốn.
Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Trong tháng 1/2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao bổ sung 705,703 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách tỉnh năm 2021 và năm 2022. Do đó, tổng nguồn lực đầu tư công năm 2023 của tỉnh là 6.628,96 tỷ đồng. Theo báo cáo từ Kho bạc Nhà nước Thừa Thiên Huế, đến nay, tỉnh đã giải ngân được 596,386 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch vốn. |
Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu lãnh đạo các đơn vị chủ đầu tư tăng cường tần suất kiểm tra hiện trường để chấn chỉnh ngay các tồn tại, bất cập; người đứng đầu phải trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công. Các chủ đầu tư đăng ký và cam kết tiến độ giải quyết từng dự án, báo cáo UBND tỉnh, phân công lãnh đạo theo dõi tiến độ thực hiện từng dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị.
Đối với các dự án được chuyển tiếp bố trí vốn, tỉnh yêu cầu đến ngày 30/6/2023 phải giải ngân trên 60% và đến 15/12/2023 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2023. Đối với các dự án và gói thầu khởi công mới được bố trí kế hoạch vốn năm 2023, phải có số liệu giải ngân cho công tác xây lắp khi đến ngày 30/6/2023 và đến ngày 30/9/2023 phải giải ngân trên 70% kế hoạch vốn năm 2023, đến 31/12/2023 phải giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2023.
Các dự án đã được bố trí kế hoạch vốn năm 2023, đến ngày 30/6/2023 chưa giải ngân cho công tác xây lắp theo quy định trên, UBND tỉnh sẽ xem xét dừng giải ngân và điều chuyển cho các dự án khác có khả năng thanh toán và chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc chuyển vốn cho các dự án khác.