当前位置:首页 > Cúp C1

【đội hình celta vigo gặp real betis】Ngẫm chuyện ly nông

Báo Cà Mau(CMO)Bình Dương, Đồng Nai, Long An… những vùng đất lý tưởng một thời để hiện thực hoá ước mơ đổi đời của những nông dân thôn quê về. Đất đai canh tác không có, nhu cầu việc làm ở địa phương hạn hẹp, cuộc sống khó khăn, nghe mọi người nói “ở các tỉnh vùng trên dễ kiếm việc làm”, vậy là một thời gian dài, nhiều nơi ở nông thôn vắng bóng hình ảnh thanh niên, nông dân lao động. Họ ra đi để tìm tương lai tươi sáng cho gia đình, cho các con.

“Tương lai tươi sáng” ấy chưa có cơ hội thành hiện thực thì hệ quả của câu chuyện “ly nông” đã dần hiện hữu. Không bàn đến việc sản xuất nông - ngư nghiệp khó khăn do thiếu hụt lao động, chỉ nói riêng thực trạng giáo dục, học hành của con cái đã là vấn đề nan giải. Bởi, việc chuyển trường, chuyển lớp khó khăn, việc làm thì chưa ổn định nên đa phần những hộ “ly nông” đều gởi con cái cho người thân chăm sóc. Vì vậy, việc dạy dỗ, học hành gặp nhiều khó khăn. Không ít trường hợp trẻ bỏ bê việc học vì nghiện game.

Con cái bê tha học hành vì suốt ngày cứ cặm cụi chơi game chính là nguyên nhân làm cho anh Võ Quốc Khởi ở ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời quyết định cùng vợ về quê hương sinh sống mấy tháng nay. Nhìn căn nhà lá cũ kỹ, không còn nguyên vẹn, trống huơ trống hoác, không còn vật dụng gì có giá trị ngoài chiếc xe máy để vợ chồng anh hằng ngày đi làm thuê, mọi người cũng hiểu được phần nào cái khó của gia đình anh.

Sau thời gian vất vả nơi xứ người, vợ chồng anh Võ Quốc Khởi quyết định về quê làm ăn để gần gũi, chăm sóc các con.

Anh Nguyễn Văn Tâm, Trưởng ấp Kinh Hãng B, cho biết: “Vợ chồng anh Khởi chịu khó lắm nhưng đất ruộng có vài công. 2 người lao động nuôi thêm bà ngoại và 3 đứa con đến tuổi ăn tuổi học. Vì vậy mà cuộc sống vẫn khó khăn”.

Anh Khởi tiếp lời: “Đầu năm ngoái, nguồn lợi thuỷ sản ở Sông Đốc không nhiều, việc làm bấp bênh, còn ở đây hạn hán kéo dài, muốn tìm việc làm cũng khó. Vợ chồng tôi đành gởi lại 3 đứa con cho bà ngoại 83 tuổi và bà nội chúng chăm sóc”.

Tuổi già chăm sóc bản thân đã khó, huống hồ phải nuôi dạy thêm cháu. Vì vậy, việc học hành, đến trường, đa phần các con của anh Khởi phải tự lo liệu. Như cháu Võ Thị Linh, bước vào lớp 1 với nhiều bỡ ngỡ nhưng không có cha mẹ bên cạnh. Những ngày đầu thì bà nội của em đưa đi, sau đó em đi học cùng anh trai. Những buổi tan học sớm em phải lội bộ cả cây số để về nhà.

Chuyện học hành của con cái ở quê thì vậy, còn cuộc sống của những người “ly nông” nơi xứ người cũng chẳng “dễ thở” chút nào. Thu nhập tuy cao, 6-7 triệu đồng/tháng, có khi chục triệu đồng, nhưng cũng phải tằn tiện, chắt mót từng đồng mới có tiền gởi về cho người thân trang trải cuộc sống.

Hơn 3 năm bươn chải ở thành thị, dù thời gian không dài nhưng cũng đủ để anh Lâm Văn Toàn (ấp Kinh Hãng B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) thấm thía chữ khổ.

Nhớ lại những tháng ngày gian nan kiếm sống ở Tây Ninh, anh Toàn tâm sự: “Lúc đầu chưa có tay nghề, kinh nghiệm nên tính luôn tiền tăng ca mỗi tháng chỉ được 2 triệu đồng. Còn vợ với con trai lớn (14 tuổi) thì bán vé số dạo, ngày được 80 tờ, lời có mấy chục ngàn. Thấy tội nghiệp nên có người chị không quen tốt bụng thường cho gạo, nước mắm, trả luôn tiền thuê trọ 2 tháng”.

Cuộc sống chưa ổn định nên đối với những công nhân “nghiệp dư” này, phòng trọ nào rẻ nhất thì ở, chật hẹp hay không có nhà vệ sinh riêng cũng đành chịu. Còn việc ăn uống cũng phải dè sẻn. Cũng vì tằn tiện quá mà mọi người chung dãy trọ đặt cho chị Phan Thị Nhiên (vợ anh Toàn) biệt danh “bà Bảy tàu hủ”.

Chị Nhiên cười giải thích: “Chồng làm trong công ty bao ăn 2 buổi trưa, chiều rồi, thấy vậy, 2 mẹ con tiết kiệm mua 5.000 đồng tàu hủ ăn cho rồi bữa. Ở thành phố, không quen ai, lúc kẹt cũng đâu mượn ai được. Bởi vậy, mình phải dè sẻn mới trụ nổi, còn phải tích luỹ nữa”.

Sau hơn 3 năm rời xa quê hương lên thành thị kiếm sống, vợ chồng anh Toàn tiết kiệm được 80 triệu đồng. Số tiền không nhiều nhưng cũng đủ cất được căn nhà che mưa che nắng ở quê. Hơn nữa, ở thành thị có nhiều nỗi lo khi nhiều tệ nạn, nào là ăn nhậu, đánh nhau, đá gà, hút, chích ma tuý. Nhiều cặp vợ chồng sau thời gian sinh sống ở xứ người thì “tan đàn xẻ nghé”. Thấy vậy, gia đình anh về quê sinh sống gần 2 năm nay.

Anh Toàn bộc bạch: “Ở thành phố, cái gì cũng tốn tiền mua, thu nhập tuy cao nhưng cũng không dư dả. Về quê mình có thể trồng rau cải, kiếm cá, gần cha mẹ. Giờ việc làm ở quê cũng dễ tìm, tôi và con trai lớn đi bạn cho chủ ghe ở Sông Đốc, tháng cũng được chục triệu. Cuộc sống dù không giàu có gì nhưng thấy nhàn nhã hơn”.

Còn đối với anh Khởi, hiện nay, vợ chồng anh cũng đã tìm được việc làm nơi quê nhà. Mỗi ngày đi làm thuê cho công ty chế biến thuỷ sản ở xã Khánh Hải cũng được 400.000 đồng. Mặc dù việc làm không ổn định vì còn phụ thuộc vào sản lượng thuỷ sản đánh bắt được, nhưng bình quân mỗi tháng được 3-4 triệu đồng, tiết kiệm cũng đủ chi tiêu, hơn nữa, ở quê nhà được gần gũi, tiện bề chăm sóc bà ngoại và dạy dỗ, kèm cặp con chữ cho các con.

Gia đình anh Toàn, anh Khởi là 2 trong số nhiều hộ gia đình về lại quê hương sau thời gian “ly nông”. Với họ, “trâu ta gặm cỏ đồng ta”, việc làm ở quê tuy thu nhập không cao nhưng chỉ cần chịu khó vẫn có thể đảm bảo lo toan cuộc sống. Hơn nữa, ở nơi đó còn có người thân, có láng giềng đong đầy tình nghĩa./.

Ngọc Minh

分享到: