【ket qua tran dan mach】Giảm giá thịt lợn: Tập trung tái đàn và giảm bớt khâu trung gian
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 02:20:17 评论数:
Giá lợn neo ở mức cao do khâu trung gian
Khảo sát tại một số hệ thống siêu thị,ảmgiáthịtlợnTậptrungtáiđànvàgiảmbớtkhâket qua tran dan mach chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho thấy, giá thịt lợn vẫn ở mức cao. Tại hệ thống siêu thị Co.opmart (Long Biên), thịt đùi heo 154.000 đồng/kg, thịt vai 154.900 đồng/kg, xương heo 100.090 đồng/kg... Tại siêu thị BigC Long Biên, thịt móng giò 131.000 đồng/kg, rọi 171.000 đồng/kg, bắp giò 155.000 đồng/kg...
Trong khi đó, giá thịt lợn trong sáng ngày 7/4 tại các chợ vẫn dao động quanh mức từ 130.000 – 170.000 đồng/kg...
Theo ý kiến của các hộ chăn nuôi, với mức giá lợn hơi khoảng 70.000 đồng/kg thì giá thịt lợn bán ra khoảng 120.000 - 140.000 đồng/kg là hợp lý, vì mua thịt lợn móc hàm với giá 85.000 - 90.000 đồng/kg, mức bán này đã cho lãi. Tuy nhiên, các tiểu thương vẫn bán lẻ với mức giá 140.000 - 170.000 đồng/kg, thậm chí có loại lên đến 180.000 đồng/kg là quá cao. Không những vậy, có ý kiến cho rằng, vấn đề ở đây không phải là người chăn nuôi, mà chính các tiểu thương đang “bắt tay” nhau để neo giá bán thịt lợn ở mức cao.
Nhiều tiểu thương bán thịt tại chợ cho biết, dù các doanh nghiệp (DN) cam kết giảm giá lợn hơi nhưng thực tế họ vẫn chưa nhập được thịt móc hàm giá rẻ ở các lò mổ. Hiện giá thịt lợn móc hàm nhập ở các lò mổ vẫn cao từ 115.000 – 120.000 đồng/kg nên họ phải bán thịt với giá từ 130.000 – 170.000 đồng/kg thì mới có lãi. Thậm chí, việc tiếp cận hàng của các công ty rất khó khăn, tiểu thương nhỏ thường phải nhập hàng qua khâu trung gian trước khi đem đến chợ đầu mối bán.
Ông Kiều Đình Thép - Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, cũng thừa nhận, các DN đã "bắt tay" giảm giá, nhưng giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng bao nhiêu còn phụ thuộc vào khâu trung gian. Hiện nay, trung bình mỗi kg thịt lợn đang phải “cõng” từ 6 – 7 khâu trung gian, mỗi khâu “ăn” một ít khiến giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng cao.
Lý giải có về giá thịt lợn cao, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trước tiên do chưa đủ lượng sản phẩm thịt lợn để cung cấp cho thị trường theo yêu cầu. Trước khi có dịch, mỗi quý cần có 910.000 tấn thịt lợn nhưng hiện nay mới đạt 820.000 - 830.000 tấn và đến quý IV mới đủ sản lượng thịt cho tiêu dùng. Ngoài ra, 15 DN đồng hành từ 1/4/2020 đưa giá lợn hơi xuất chuồng xuống 70.000 đồng/kg nhưng bản thân vì lượng lợn ở những DN chưa đủ dẫn đến chưa đủ sức chi phối thị trường.
Một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn cao còn do rất nhiều khâu trung gian, nhất là khâu giết mổ nhỏ lẻ đến khâu bán hàng nhỏ lẻ. “Còn rất nhiều khâu đó dẫn đến người tiêu dùng chưa được hưởng giá thành xuống thấp như chúng ta mong muốn” – Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tập trung tăng đàn, tái đàn nhanh nhất
Để giảm giá thịt lợn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, thời gian tới phải tập trung nhiều giải pháp; trong đó một giải pháp “gốc rễ” là phải tập trung tái đàn, tăng đàn. Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo các DN cùng với hiệp hội, bà con nông dân hợp tác tăng đàn đảm bảo nhanh nhất nhưng phải an toàn.
Bên cạnh đó, phải phối hợp giữa các ngành như: Bộ NN&PTNT, Công thương, các địa phương để giảm bớt khâu trung gian giữa các khâu sản xuất, đến khâu chế biến, tiêu dùng ngắn nhất thì mới có thể giảm giá phù hợp với người nông dân, người tiêu dùng.
Để tránh tình trạng tăng giá bất hợp lý mặt hàng thịt lợn, được biết Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) sẽ chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của thương lái, các nhà cung cấp lớn, các đơn vị phân phối lớn thịt lợn.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, tốc độ tái đàn quý I/2020 đạt 6,3% tổng thể chung. Thời gian tới, tốc độ tăng này sẽ rất nhanh, dự báo cuối quý III, đầu quý IV sẽ có số lượng lợn cao nhất, bằng thời kỳ trước khi bị dịch.
Đối với các tỉnh đã công bố hết dịch, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng khuyến nghị các tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để cho đối tượng chăn nuôi, đặc biệt phải tập trung hỗ trợ cho các đối tượng sản xuất nhỏ, bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để tái đàn, có điều kiện tạo sinh kế nhưng cũng vừa góp phần bù đắp những thiệt hại trước đây.
Thống kê từ Bộ NN&PTNT, đến ngày 5/4, cả nước có 90% số xã tại 44 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh các ổ dịch tả lợn châu Phi. 19 tỉnh, thành phố đang có dịch có 95% số xã có ổ dịch đã 30 ngày không có lợn chết. Đến ngày 10/3, tổng đàn lợn trên cả nước đạt 24 triệu con, đạt 74% so với tổng đàn lợn trước khi có dịch (31 triệu con lợn vào tháng 12/2018).
Trong 3 tháng đầu năm nay, tốc độ tái đàn lợn trung bình trên phạm vi cả nước tăng 6,2%. Dự kiến đến quý III, Việt Nam có thể cân đối được cung cầu thịt lợn cho nhu cầu tiêu dùng trong nước./.
Khánh Linh