【nhận định monaco】Vu khống trên Facebook, xử lý ra sao?

时间:2025-01-25 22:29:25来源:Empire777 作者:World Cup

Tấm ảnh Ngô Đình Sơn dùng để dựng ra câu chuyện tài xế xe Camry bắn chết hai người trên xe tải.

“Rất khó khăn và phức tạp”,ốngtrênFacebookxửlýnhận định monaco đó là nhận định của một lãnh đạo Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội đối với những vi phạm này.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC50 Hà Nội vừa phát hiện và bắt giữ Nguyễn Văn Tiến (23 tuổi, sinh viên năm thứ 5 Đại học Bách khoa Hà Nội) để điều tra về hành vi lập fanpage trên mạng xã hội Facebook nhằm bôi xấu các tổ chức, doanh nghiệp. PC50 cho biết hành vi của Nguyễn Văn Tiến chưa đến mức vi phạm phải xử lý hình sự nên sẽ chuyển sang cơ quan quản lý nhà nước là Sở Thông tin - truyền thông để phạt vi phạm hành chính.

Nói xấu, bịa đặt và bôi nhọ...

Trước đó, cơ quan điều tra xác định Tiến sử dụng hai tài khoản cá nhân lập khoảng 100 fanpage khác nhau nhằm mục đích bán cho doanh nghiệp nhưng không có doanh nghiệp nào hỏi mua. Do đó, Tiến đã đổi tên khoảng 100 fanpage này có nội dung bôi nhọ, nói xấu doanh nghiệp, tổ chức với nội dung như “Báo Dân Trí lừa đảo khách hàng”, “Hòa Phát Group lừa đảo khách hàng”, “VN Airport lừa đảo khách hàng”, “OceanBank lừa đảo khách hàng”... Mục đích của Tiến là nhằm tạo áp lực, buộc các đơn vị này phải mua lại fanpage với giá 100.000-1 triệu đồng.

Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc các đối tượng có hành vi vi phạm, nói xấu cá nhân, tổ chức trên mạng Internet được PC50 Hà Nội phát hiện. Những vụ việc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự đều được chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự.

Tại TP Đà Nẵng, đến thời điểm này đã có ít nhất hai trường hợp sử dụng mạng xã hội Facebook để bôi xấu, lăng mạ người khác. Kết quả cả hai trường hợp này đều bị cơ quan công an xử phạt với mức phạt 10 triệu đồng/trường hợp.

Cụ thể vào giữa tháng 7-2013, Công an TP Đà Nẵng đã tiếp nhận đơn cầu cứu của chị N.T.P.T. (21 tuổi, trú tại P.Thanh Khê Tây, Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Trong đơn thư cầu cứu của mình, chị T. trình bày chính chị là nạn nhân bị trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà thành” đăng bài lăng mạ với những lời lẽ tục tĩu, bêu xấu, sỉ nhục. Sau khi chị T. bị bêu riếu trên Facebook, công việc làm ăn của chị bị đảo lộn. Quá bức bách nên chị phải nhờ công an can thiệp.

Không chỉ riêng chị T., trang Facebook “Bộ mặt thật của các hot teen Đà thành” cũng có những lời lẽ tục tĩu, bàn về đời tư của hơn 50 nữ sinh các trường ở khu vực trung tâm Đà Nẵng và nhận được hơn 16.000 like. Ngay sau khi nhận được đơn cầu cứu, các cơ quan chức năng của TP Đà Nẵng đã vào cuộc. Đến đầu tháng 8-2013, Sở Thông tin - truyền thông TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt hành chính 10 triệu đồng với ba đối tượng về hành vi “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức và người khác”. Bốn người khác nhận mức phạt cảnh cáo.

Đúng một tháng sau, Phòng an ninh kinh tế Công an Đà Nẵng cũng đã ra quyết định xử phạt Trương Thành Nam (trú P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, Đà Nẵng) 10 triệu đồng về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Cụ thể vào cuối tháng 8-2013, Nam lập trang Facebook mang tên Trường Nguyễn Thanh nhằm đăng thông tin, hình ảnh có nội dung bôi nhọ, xúc phạm danh dự đến sếp cũ của mình là ông Nguyễn Thanh Trường (giám đốc Công ty cổ phần Việt Séc, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng). Trang này đăng những thông tin xuyên tạc như rao bán công ty và nhà riêng để hạ thấp uy tín công ty, làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ông Trường. Sau khi nhận được đơn tố giác của ông Trường, Phòng an ninh kinh tế đã vào cuộc xác minh Nam là người lập trang Facebook nói trên.

Ở tỉnh Quảng Bình, ngày 21-2 xuất hiện câu chuyện giật gân trên trang Facebook cá nhân mang tên “Quảng Bình quê ta ơi”, ngay sau đó được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi khiến dư luận và người dân trong tỉnh hết sức hoang mang. Nội dung câu chuyện kể lại một thanh niên đi ôtô Camry qua địa bàn ven biển thuộc xã Quang Phú (TP Đồng Hới, Quảng Bình) và va chạm với một ôtô tải. Sau vụ va chạm, tài xế xe Camry xuống xe rút súng ngắn bắn chết hai người đi trên xe tải rồi bỏ xe Camry trên đường trốn chạy.

Chủ nhân của câu chuyện trên là Ngô Đình Sơn (21 tuổi, trú tại P.Hải Đình, TP Đồng Hới). Theo lời khai của Sơn với Công an tỉnh Quảng Bình, Sơn đưa ra câu chuyện chỉ với mục đích câu view và muốn được mọi người... để ý đến trang Facebook cá nhân của mình. Chuyện bịa đó bắt nguồn từ việc Sơn lái xe Camry đi ven biển Quang Phú và xe bị sa vào cát, phải kêu xe cứu hộ ra kéo. Sơn chụp lại tấm hình xe cứu hộ với xe mình trên đường, sau đó nghĩ ra câu chuyện câu view cho trang Facebook của mình.

Cái giá mà Ngô Đình Sơn phải trả cho câu chuyện bịa đặt trên là ngày 11-3, Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Quảng Bình đã xử phạt Sơn 25 triệu đồng vì đã lập trang cá nhân nhưng sử dụng như trang thông tin tổng hợp và tung tin xuyên tạc, bịa đặt trên Internet gây ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội.

Đang diễn ra phức tạp, khó kiểm soát

Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 12-4, ông Nguyễn Chương Đức, chánh thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP Đà Nẵng, cho biết tình trạng sử dụng các trang mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ người khác đang diễn ra khá phức tạp và khó kiểm soát. “Chúng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an TP Đà Nẵng để xử lý các vụ việc. Tuy nhiên khi nào người dân có đơn thư phản ảnh thì chúng tôi mới vào cuộc bởi khi ấy mới có đủ chứng cứ”.

Lãnh đạo PC50 Công an Hà Nội cho biết việc phát hiện hành vi vi phạm của các cá nhân trên mạng xã hội khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như các mạng xã hội phần lớn đều có nguồn gốc từ nước ngoài, khó xác định địa chỉ IP để xác định cá nhân; người sử dụng có thể lập các tài khoản ảo để bôi xấu cá nhân, tổ chức... Do đó, cơ quan chức năng cần thiết phải tuyên truyền ý thức đối với người sử dụng Internet. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải vào cuộc ngay khi có những dấu hiệu tội phạm và nhanh chóng làm rõ, xử lý nghiêm nhằm răn đe các đối tượng khác có ý đồ xấu, hành vi tương tự.

Ông NGUYỄN ĐỨC THỌ (chánh thanh tra Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM):

Vi phạm pháp luật

Việc nói xấu, xúc phạm đến các tổ chức, cá nhân trên Internet, mạng xã hội là một trong những hành vi vi phạm pháp luật. Tình trạng này ngày càng trở nên phổ biến. Trong quý 1-2014, thanh tra sở đã kiểm tra 17 trang thông tin điện tử của 14 đơn vị, doanh nghiệp phát hiện rất nhiều vi phạm, trong đó có những vi phạm như trên và đã xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Nghị định 174 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện ban hành ngày 13-11-2013 (có hiệu lực từ ngày 15-1-2014) quy định rõ: Đối với cá nhân cung cấp các thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm cá nhân trên Internet, mạng xã hội bị phạt tiền 20-30 triệu đồng. Cũng hành vi trên nhưng là tổ chức vi phạm bị xử phạt tiền 30-50 triệu đồng.

Một lãnh đạo của Phòng bảo vệ an ninh chính trị nội bộ (PA83) Công an TP.HCM:

Đang truy tìm cá nhân, tổ chức vu khống

Thời gian qua PA83 có ghi nhận tình trạng một số cá nhân, tổ chức lén lút sử dụng mạng Internet để nói xấu người này người kia, vu khống, bôi nhọ với nhiều mục đích khác nhau. Chúng tôi đang tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để truy tìm các cá nhân, tổ chức có hành vi vu khống, bôi nhọ người khác trên mạng Internet, phối hợp với Sở Thông tin - truyền thông và các đơn vị liên quan khác xử lý.

Nếu hệ thống máy chủ của các trang web chuyên nói xấu, vu khống người khác đặt tại VN thì việc truy tìm danh tính người vi phạm, xử lý tương đối dễ. Với các trường hợp máy chủ đặt tại nước ngoài, việc truy tìm có khó khăn hơn. Tuy nhiên, dù hệ thống máy chủ đặt ở đâu, việc truy tìm danh tính người vi phạm khó khăn thế nào, nhưng nếu hành vi vi phạm xảy ra trên lãnh thổ VN thì các cá nhân, tổ chức đó sẽ được làm rõ và xử lý nghiêm. Tùy tính chất, mức độ ảnh hưởng do việc vu khống, nói xấu gây nên mà xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự (nếu hành vi đó gây hậu quả nghiêm trọng tới cá nhân, tổ chức khác).

Luật sư LÊ QUANG VY (Đoàn luật sư TP.HCM):

Phải bồi thường thiệt hại

Vấn nạn nói xấu, bôi nhọ, vu khống cá nhân hay tổ chức suy cho cùng cũng xuất phát từ tính đố kỵ, ghen ăn tức ở và hẹp hòi của con người mà ra. Điều 25 Bộ luật dân sự 2005 quy định khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền tự mình cải chính, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, hành vi vu khống còn là một tội danh được quy định trong Bộ luật hình sự.

Theo Tuổi trẻ

相关内容
推荐内容