当前位置:首页 > World Cup > 【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia armenia】“Ðừng... cưa tay, để tôi còn viết!”

【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia armenia】“Ðừng... cưa tay, để tôi còn viết!”

2025-01-26 00:27:06 [Thể thao] 来源:Empire777

Báo Cà MauMặt trời chiều xuống thấp trên vùng trời rộng lớn đầm Thị Tường, Giáp Nước, kinh Sư Bính, Ðất Cháy… Vừa ngưng tiếng gầm rú của các loại máy bay trinh sát ném bom, đổ quân… Các cánh quân càn các địa bàn này đều co cụm đâu đó, nằm im!?...

Mặt trời chiều xuống thấp trên vùng trời rộng lớn đầm Thị Tường, Giáp Nước, kinh Sư Bính, Ðất Cháy… Vừa ngưng tiếng gầm rú của các loại máy bay trinh sát ném bom, đổ quân… Các cánh quân càn các địa bàn này đều co cụm đâu đó, nằm im!?...

Ðến mặt trời lặn xuống đầm, bầu trời vần vũ sắp đổ cơn mưa, làm cho bóng đêm trên đầm Thị Tường đen đặc, là lúc chúng tôi và bà con xóm Vịnh Dừa đi tránh giặc vừa về tới. Ðang quay quần trò chuyện trước sân nhà ông Ba Diệp, bỗng thấy một chiếc xuồng vào mương bến, với một tốc độ nhanh. Khi còn xa xa, người chống sau lái xuồng cất tiếng, giọng khàn khàn: “Mấy anh ơi, anh Ba Tùng hy sinh rồi!”.

Nghe giọng nói, chúng tôi nhận ra đó là phóng viên Trần Việt Tiến (Tám Khương). Chúng tôi cùng các cậu thanh niên bước xuống bậc sông kéo chiếc xuồng chở thi hài ông Ba Tùng óc ách nước cập vào bờ, khiêng thi hài ông Ba Tùng lên để nằm dưới tán hàng dừa non tơ sum suê tàu lá che phủ tại bến sông nhà ông Ba Diệp.

Trên 30 bà con kéo tới, nhiều người bày tỏ lời xúc động, tiếc thương Nhà báo Trần Thanh Tùng. Ông Tư Tám kêu người con lớn về nhà cùng ông vác bộ ván đến và các anh Ba Diệp, Hai Khâm, Ba On, Mười Kỉnh… mỗi người lại mang búa, cưa, bào, đục… cùng đóng chiếc quan tài tại bến sông. Tẩn liệm Nhà báo Trần Thanh Tùng với hai bộ quần áo, miếng vải dù và mấy em thanh niên bơi xuồng ra mé đầm chặt một số tàu lá dừa nước tươi tốt đem vào róc lấy lá đưa vào tẩn liệm, nén chặt chiếc quan tài…

Bà con xóm Vịnh Dừa đến mỗi lúc càng đông, cùng anh em Tiểu ban Văn nghệ, người thắp một nén nhang sau cùng tiễn biệt Nhà báo Trần Thanh Tùng trong màn đêm đầy xúc động. Trên chiếc xuồng be mười kèm và chiếc xuồng be chín, gần 15 lực lượng chuyển quan tài vượt sóng gió qua đầm đến Nghĩa trang Mỹ Thành nằm cập ven đầm. Trong màn đêm vắng lặng, từng hồi sóng gió từ đầm vỗ về ầm ào vọng vào lạnh buốt. Chúng tôi cử một tổ canh giặc từ xa và quây quần lặng lẽ bên nấm mồ vừa đắp xong, với cái cúi đầu tiễn biệt Nhà báo Trần Thanh Tùng trong niềm xúc động và tiếc thương.

***
Nhà báo Liệt sĩ Trần Thanh Tùng

Nhà báo Liệt sĩ Trần Thanh Tùng tên thật Trần Minh Họt, tên thường dùng Ba Tùng, năm sinh 1938, quê quán ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời. Trong sách “Tác giả - tác phẩm Nhà báo Liệt sĩ Trần Thanh Tùng”, Nhà thơ Nguyễn Bá viết: “Trong đội văn nghệ nhà trường, Họt cầm cây đờn guitar và tiếng nhạc hùng dũng từ những ngón tay mềm dịu như con gái của anh phát ra". Và, trong bài “Chân trời”, Nguyễn Bá kể về cậu bé Họt: “Hồi đó nhà trường tổ chức cuộc thi sáng tác thơ để nói thơ theo làn điệu thơ Bạc Liêu, nội dung chống Mỹ - Diệm, đấu tranh đòi hiệp thương thống nhất đất nước. Cuộc thi có mấy chục thầy, cô giáo và các em học sinh tham gia. Bài thơ “Chân trời” của học sinh Trần Minh Họt được chọn trúng giải. Bài thơ “Chân trời” có đoạn:

 

“Người ơi, giữ lấy quê mình

Hai miền chung một mối tình nước non

Hai miền một dạ sắt son

Nước chưa thống nhất ta còn đấu tranh

U Minh nước đỏ, tràm xanh

Nhớ Cha dâng hết lòng thành cho Cha"

Nguyễn Bá kể tiếp: “Thấy Họt có năng khiếu hội hoạ, thầy giáo động viên Họt: “Em có muốn học vẽ không, thầy dạy cho”. Cậu học trò Họt trả lời bằng lời lẽ chuẩn mực và đỉnh đạc: “Thưa thầy, em cũng thích vẽ nhưng em chỉ muốn học viết văn, làm thơ. Em sợ học nhiều nghề bị phân tán””. Thầy giáo Hoàng gặp Nguyễn Bá (thầy dạy trực tiếp Họt) khen Họt tuổi nhỏ mà có ý chí và dặn Nguyễn Bá chú ý chăm bồi cho “cậu bé ấy”. Sự nghiệp cầm bút của Nhà báo Liệt sĩ Trần Thanh Tùng được nhen nhóm và định hướng thời ông còn là cậu học trò tiểu học trường làng.

***

Năm 1960, tòng quân vào lực lượng vũ trang của tỉnh, do có trình độ nên Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh điều Trần Thanh Tùng về phòng chính trị, phụ trách tờ tin lực lượng vũ trang tỉnh. Nhiệt thành, say mê với công việc đọc sách báo, tập viết báo, viết văn, làm thơ… một năm sau ngày phụ trách tờ tin, bạn bè, đồng nghiệp ngạc nhiên thấy trên Báo Cà Mau giải phóng, Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng của tỉnh, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt của Trần Thanh Tùng xuất hiện. Lòng nhiệt thành say mê nghề nghiệp của Trần Thanh Tùng được cơ quan, lãnh đạo phát hiện. Năm 1963, Ban Tuyên huấn tỉnh Cà Mau đưa ông dự lớp đào tạo cán bộ báo chí của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam mở thời gian 1 năm tại miền Ðông Nam Bộ.

Nhận nghị quyết đi học, Trần Thanh Tùng hồ hởi, phấn khởi: “Hồi nào tới giờ viết lách mình mò mẫm trong bóng đêm. Ðược học, về làm chắc trong công việc mới tìm được lối ra”… Những ngày này, nhiệt huyết cầm bút của Trần Thanh Tùng càng được nung nấu cao độ, dồn mọi tâm huyết cho chuyến đi học này.

Ðoàn học viên Cà Mau đi R (miền Ðông Nam Bộ) học làm báo, viết văn, hội hoạ gồm 12 anh em. Những ngày đầu khởi hành chuyến đi, ông Trần Thanh Tùng quyết làm một việc khiến anh em trong đoàn nhớ mãi. Ngày đoàn học viên chuẩn bị xuất phát lên đường, đại diện Ban Tuyên huấn tỉnh đến gặp đoàn động viên tinh thần “đi đến nơi về đến chốn, học tập thành công”. Ban Tuyên huấn còn cấp cho đoàn khẩu súng K44 (bá đỏ) và cấp cho mỗi thành viên 2 quả lựu đạn cáng để bảo vệ trên đường đi.

Xuất phát từ Vịnh Dừa (đầm Thị Tường) đến chùa Cỏ Thum (địa phận tỉnh Sóc Trăng) đoàn phải đi liên tục 4 ngày đêm, sự uể oải, mệt mỏi không tưởng tượng được, chỉ một trang giấy trong ba lô cũng xé bỏ để đỡ phần nặng nhọc. Tại đây có một đồng nghiệp trong đoàn xin với trưởng đoàn “bỏ cuộc” trở lại Cà Mau, vì không đủ sức đi tới R. Trưởng đoàn làm tư tưởng, động viên tinh thần, anh em trong đoàn đều hạ quyết tâm đi đến nơi đến chốn và học kết quả cao nhất. Tuy nhiên, khẩu súng bá đỏ của đoàn trở nên vấn đề khó xử. Nhiều ý kiến đề nghị tặng khẩu súng bá đỏ cho trạm giao liên, vì anh em không đủ sức “điều” cây bá đỏ tới trường (tỉnh Tây Ninh).

“Cây súng bá đỏ” là vấn đề được anh em trong đoàn tranh luận sôi nổi… Ông Trần Thanh Tùng phát biểu ý kiến: “Khẩu súng không nên tặng. Ban Tuyên huấn cấp khẩu súng để bảo vệ đoàn. Do các anh không quen nên không nổi. Xin anh Bảy (trưởng đoàn) giao nhiệm vụ cho tôi quản lý khẩu súng và làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn. Xin anh giao cho tôi, tôi là lính, làm được mà!”.

Anh em trong đoàn vô cùng ái ngại bởi biết ông Tùng lâu nay mắc chứng hen suyễn. Nhưng trước thái độ nhiệt thành và kiên quyết của ông Trần Thanh Tùng, anh em trong đoàn “im lặng” đồng nghĩa với ý kiến đề nghị của ông Tùng được thực hiện. Quãng đường đến R 40 ngày, ông Tùng quản lý khẩu súng bá đỏ. Những khi đoàn qua sông, qua lộ, qua những địa bàn xung yếu, ông Tùng cùng chiến sĩ giao liên bám đường cảnh giới cho đoàn qua. Học xong, chuyến về Cà Mau trên 40 ngày, ông Trần Thanh Tùng tiếp tục quản lý khẩu bá đỏ, làm nhiệm vụ bảo vệ đoàn… Về tới Cà Mau, chính ông Tùng mang khẩu bá đỏ vào ngọn Rạch Láng giao trả lại cho Văn phòng Ban Tuyên huấn tỉnh.

***

Học về, năm 1965, Trần Thanh Tùng tiếp tục phụ trách tờ tin lực lượng vũ trang. Năm 1967, được sự chấp thuận của Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, ông Trần Thanh Tùng đào tạo thêm người viết lách, tổ chức mạng lưới cộng tác viên. Ông Tùng nâng tờ tin của lực lượng vũ trang tỉnh lên thành tờ báo mang tên “U Minh anh dũng”… Giữa năm 1969, Ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ Cà Mau ra nghị quyết điều ông Trần Thanh Tùng nhận nhiệm vụ mới: Trưởng Tiểu ban Thông tấn báo chí tỉnh Cà Mau, thay đồng chí Tam Nghị về Báo Giải phóng miền Tây Nam Bộ.

Trần Thanh Tùng không giấu giếm sự ngỡ ngàng, sự hụt hẫng, nỗi băn khoăn, lo lắng - từ phụ trách tờ tin đột ngột về phụ trách lãnh đạo tiểu ban thông tấn báo chí của tỉnh. Vừa nhận quyết định, ông Tùng đến ngay cơ quan Tiểu ban Văn nghệ gặp anh Nguyễn Kiên Ðịnh, gặp tôi và vài bạn bè tâm sự: “Anh Sáu ơi, hãy cứu em một phen. Em phải làm sao bây giờ? Khi anh em bên đó cho em là người lính, làm tờ tin quèn biết báo chí là gì mà lãnh đạo Tiểu ban Thông tấn báo chí?". Anh Nguyễn Kiên Ðịnh và chúng tôi nói với ông Tùng những lời động viên tinh thần là chủ yếu…

Ăn nằm tại Tiểu ban Văn nghệ vài ba ngày, ông Trần Thanh Tùng sang Tiểu ban Thông tấn báo chí nghe triển khai quyết định và nhậm chức. Những ngày ông Tùng mới đến, ở Tiểu ban Thông tấn báo chí không khí ngột ngạt kinh khủng. Hầu hết cán bộ, phóng viên công tác báo chí nhiều năm, các cán bộ giữ chức vụ Phó Tiểu ban nhiều năm đều có thái độ bất hợp tác, họ nhìn ông Tùng bằng những cặp mắt không một chút thiện cảm.

Với bản lĩnh người lính, với đầu óc thông minh và với vốn liếng nghề nghiệp, Trần Thanh Tùng nhanh chóng xác định quyết tâm và kiên trì thực hiện phương châm “cùng ăn cùng ở cùng làm” và đẩy bật công tác nghiệp vụ, vừa cải thiện sinh hoạt, đời sống của tiểu ban vừa làm cho chất lượng tờ báo nâng lên rõ rệt. Mỗi sáng, ông Trần Thanh Tùng cùng anh em ra sông chài cá, tôm; lăn xả vào bếp làm cá, lặt rau, nấu nướng cùng anh chị em. Chính sự nỗ lực cải hoạt của ông, dần dần thu hút nhiều anh chị em tham gia, khiến bếp ăn tập thể của tiểu ban được cải thiện và sung túc hơn xưa.

Với vai trò Trưởng Tiểu ban, ông Trần Thanh Tùng tiến hành thực hiện và chỉ đạo tích cực, sát sao các mặt công tác nghiệp vụ: nâng chất lượng công tác biên tập, tổ chức mặt báo, bản thân ông lao vào biên tập, viết bài, phân công động viên từng cán bộ, phóng viên của tiểu ban thâm nhập thực tế viết bài, mở hội nghị cộng tác viên, huy động nhiều cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện có khả năng viết lách và có nhiệt tình… gởi bài về công tác.

Với thái độ nhiệt thành, tích cực, gương mẫu của ông Trần Thanh Tùng có sức thuyết phục lớn, lôi cuốn mọi người ủng hộ ông. Chỉ trong thời gian ngắn, tờ Báo Cà Mau giải phóng lượng bài vở dồi dào, chất lượng nâng lên rõ rệt. Chuyện ông Tùng về nhận chức vụ Trưởng Tiểu ban, tưởng đó là chuyện “không thể”, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm, ông đã được cán bộ, phóng viên của tiểu ban đồng lòng ủng hộ, ông hoàn thành xuất sắc trọng trách người lãnh đạo.

Ðang trú đóng kinh Ông Ðơn, Kinh 17 - vùng Năm Căn rừng đước bạt ngàn, cuối năm 1969, Tiểu ban Thông tấn báo chí thực hiện nghị quyết của Tỉnh uỷ về đồng bằng huyện Cái Nước để phục vụ kịp thời cho yêu cầu chống giặc bình định. Phóng viên Phạm Hồng Minh làm nhiệm vụ “tiền trạm”, vừa đến ngọn Rạch Láng đã hy sinh vì một quả ô buýt. Tiểu ban Thông tấn báo chí vừa đến nơi phải lo ngay công việc truy điệu, mai táng nữ phóng viên Hồng Minh. Với  lòng xúc động, tiếc thương sâu sắc, ông Trần Thanh Tùng viết bức thư gởi cho gia đình phóng viên Hồng Minh bằng lời lẽ thật trang trọng và sâu sắc:

“Ðau đớn lắm! Vẫn biết rằng làm cách mạng phải có hy sinh, nhưng mỗi lần hy sinh là một lần vĩnh biệt, làm sao chúng tôi tránh khỏi ngậm ngùi, thương tiếc”.

“Càng nghĩ càng nhớ càng thương đồng chí Hồng Minh - người đồng chí hiền lành, đức hạnh và trung thành”.

“Càng thương tiếc đồng chí Hồng Minh, chúng tôi nghĩ nhiều đến gia đình, một sự mất mát không bao giờ tìm lại được. Chúng tôi xin chia sẻ cùng gia đình nỗi đớn đau, thương nhớ đó”.

“Chúng tôi mong gia đình sớm vơi đi phần nào nỗi đau buồn, bảo vệ sức khoẻ, tăng thêm tinh thần sản xuất và đấu tranh, góp phần lớn lao hơn nữa, cùng chúng tôi trả thù cho đồng chí Hồng Minh”.

Mai táng phóng viên Hồng Minh vừa xong, anh em cán bộ, phóng viên của tiểu ban khẩn trương đào đắp hầm hố tránh bom pháo. Chưa kịp hoàn thành hầm hố thì đụng trận càn bình định quy mô lớn của giặc. Trời chưa kịp sáng, các cụm pháo bầy Chi khu Cái Nước, Chi khu Rạch Ráng, cứ điểm Giá Ngựa, Tiểu khu An Xuyên- Hạm đội 7 biển Ðông bắn cấp tập vào các địa bàn Giáp Nước, Rạch Láng, Mà Ca (xã Phú Mỹ), đầm Thị Tường, Ðất Cháy, kinh Sư Bính (xã Phong Lạc và xã Hưng Mỹ). Trời hừng sáng thì trên bầu trời rộng lớn này xuất hiện đủ các loại máy bay: trinh sát, phản lực ném bom, trực thăng chiến đấu và từng đàn trực thăng đổ quân. Trận càn này chúng huy động các trung đoàn Sư 21 chủ lực, nhiều tiểu đoàn, đại đội bảo an của tiểu khu và của các đồn bót trong vùng.

Riêng cánh quân Giáp Nước, chuẩn bị tiếp cận vào khu vườn ngọn Rạch Láng rậm rạp (nơi Tiểu ban Thông tấn báo chí vừa đến bám trụ), địch cho hai chiếc phản lực đến dội bom và tiếp theo là cụm pháo bầy Chi khu Cái Nước nả vào đây liên tục. Trước thủ đoạn đánh bất ngờ và với mật độ bom pháo dày đặc khiến nhiều phóng viên (có 2 phóng viên nữ) không kịp xuống hầm.

Trong lưới lửa, ông Trần Thanh Tùng vượt lên dìu các phóng viên xuống hầm an toàn. Khi ông vượt lên để về hầm trú ẩn của mình thì miểng ô buýt phạt ngang làm vết thương gần lìa cánh tay trái (sát nách) khiến ông ngả quỵ, không còn gượng dậy được. Trong khi lửa đạn đầy trời, tiếng quân giặc la ó sắp tiếp cận khu vườn, bất chấp hiểm nguy, 2 phóng viên nam Trần Việt Tiến, Nguyễn Duy Vinh và 2 phóng viên nữ Trần Ngọc Thuỷ, Phạm Hồng Nhiên vượt ra khỏi hầm, khiêng ông Trần Thanh Tùng đưa lên chiếc xuồng be tám, trầm mình dưới nước chuyển ông Tùng ra khỏi vòng vây, đưa đến trạm xá Ban Tuyên huấn ở vàm Khâu Bè cách 4 cây số.

Lúc 12 giờ hôm ấy, phóng viên Trần Việt Tiến bươn bả lội ngang qua đầm Thị Tường từ vàm Khâu Bè qua xóm Vịnh Dừa, đến Tiểu ban Văn nghệ bàn với chúng tôi cử người cùng ông xuống kinh Sư Bính, ấp Ðất Cháy tìm Trung đoàn 10 (Ð10) mượn bác sĩ giải quyết vết thương của ông Trần Thanh Tùng. Trong khi ở đó, mặt trận đang diễn ra, tiếng súng đang dồn dập. Dù biết việc tìm Ð10 mượn bác sĩ là không có hy vọng, nhưng chúng tôi vẫn làm, “còn nước còn tát”. Chúng tôi cử hai anh em cùng phóng viên Trần Việt Tiến xuất phát lúc 13 giờ đột nhập vào kinh Sư Bính, ấp Ðất Cháy - bởi mặt trận tiếng súng đang rền vang.

Biết phóng viên Trần Việt Tiến đi tìm bác sĩ, khi các anh lãnh đạo, anh em các tiểu ban và cán bộ, phóng viên của tiểu ban đến thăm, ông Trần Thanh Tùng đều hỏi: “Tìm có bác sĩ không?”. Và ông không quên căn dặn với mọi người: “Ðừng cho bác sĩ cưa tay, để tôi còn viết!”.

Trời xế chiều, anh Nguyễn Kiên Ðịnh và tôi từ xóm Vịnh Dừa vượt qua đầm vào vàm Khâu Bè thăm ông Trần Thanh Tùng. Chúng tôi đến, ông Tùng rất mừng. Với ông Tùng, anh Nguyễn Kiên Ðịnh là người anh đỡ đầu trong hoạt động nghiệp vụ, còn tôi là bạn thân cùng nhau lội lên R học viết báo, viết văn. Mặc dù mất máu quá nhiều, gương mặt hốc hác, xanh xao khác thường, nhưng tâm trí ông Tùng còn tỉnh táo. Qua những câu thăm hỏi của chúng tôi, ông Tùng nói: “Anh Sáu, Bảy Minh ơi đừng cho bác sĩ cưa tay để tôi còn viết!”. Tôi nén nỗi xúc động vào trong, nói với ông: “Yên tâm đi anh Ba, không sao đâu, vết thương của anh ở cánh tay trái mà!”. Ông nhìn tôi thoáng một nụ cười nhợt nhạt trên môi.

16 giờ, phóng viên Trần Việt Tiến về, việc đi mượn bác sĩ không có kết quả, vì không tìm được Ð10, bởi trận địa chưa dứt tiếng súng.

Vết thương sát nách làm đứt gần lìa cánh tay trái từ lúc giữa buổi sáng đến cuối buổi chiều không cầm máu được, sức khoẻ ông Ba Tùng suy kiệt quá nhanh và ông trút hơi thở cuối cùng lúc 18 giờ, tại trạm xá Ban Tuyên huấn trong vàm Khâu Bè, ven đầm Thị Tường.

***
Và một số tác phẩm của Nhà báo Trần Thanh Tùng đã được sưu tầm, xuất bản.

Trần Minh Họt thời học trò, nghề cầm bút được ươm mầm và bắt đầu định hướng. Lòng say mê nồng cháy, sự nỗ lực phấn đấu, sự kiên trì rèn luyện và được đào tạo cơ bản cộng với một nhân cách tốt đẹp: lòng nhân hậu, bao dung, tình yêu thương chân thành với đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè. Những yếu tố ấy hun đúc làm cho ông Trần Thanh Tùng sớm trưởng thành: giỏi viết báo, giỏi viết văn, tâm huyết và nhiệt thành với cuộc sống, xả thân hy sinh vì đồng nghiệp - Trần Thanh Tùng trở thành một cán bộ tiêu biểu, Trưởng Tiểu ban Thông tấn báo chí tỉnh Cà Mau xuất sắc và dũng cảm.

Có rất nhiều tác phẩm của Trần Thanh Tùng in báo U Minh anh dũng, Báo Cà Mau giải phóng và Tạp chí Văn nghệ Lúa Vàng bị chiến tranh thiêu huỷ và thời gian làm mất mát… Khi chúng tôi tập hợp tác phẩm của các nhà báo liệt sĩ in sách tác giả tác phẩm, chỉ tìm được 5 tác phẩm của Trần Thanh Tùng: Ðánh tàu, Trừng trị bọn Mỹ nhảy dò, Mũi chông thấm máu, Con heo của chị Mười, Em Tâm. Cho đến bây giờ, đọc tác phẩm Trần Thanh Tùng, từng câu từng chữ còn lấp lánh niềm say mê, nhiệt huyết với nghề nghiệp; sôi nổi, nhiệt thành, niềm tin cách mạng chiến thắng quân thù. Và tiếc thay tài năng, nhiệt huyết nghề nghiệp của Trần Thanh Tùng đang hồi cất cánh, bỗng liệm tắt giữa chừng. Niềm khao khát, say mê nghề nghiệp của Trần Thanh Tùng thắp sáng năm xưa vẫn còn lung linh, soi sáng sự nghiệp cầm viết của chúng ta hôm nay./.

Phạm Văn Tri

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读