TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtMỹchitriệuUSDhỗtrợanninhbiểnĐôngNamÁflamengo rj vso tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay, ngày 8/10 vừa qua, ỹ tuyên bố sẽ chi 100 triệu USD để hỗ trợ các nước Malaysia, Philippines, Indonesia và Việt Nam tăng cường năng lực bảo vệ luật pháp trên biển Đông Nam Á. Trong cuộc trao đổi với phóng viên các nước châu Á qua điện thoại, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ William Brownfield cho biết: “Sáng kiến lần này bao gồm hơn 100 triệu USD tiền hỗ trợ của Mỹ cho hoạt động bảo vệ luật pháp hàng hải của 4 quốc gia”.
Tình hình Biển Đông thời gian qua nhận được sự quan tâm không nhỏ của siêu cường Mỹ
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, con số này cao gấp bốn lần so với mức hỗ trợ 25 triệu USD mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry công bố hồi tháng 12/2013. “Chúng tôi hiểu rõ có nhiều vấn đề trong khu vực, nhưng chúng tôi muốn tập trung vào vấn đề bảo vệ luật pháp hàng hải (ở vùng biển Đông Nam Á)” - ông Brownfield nhấn mạnh.
Đồng thời, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh đây là sáng kiến hoàn toàn minh bạch và công khai. “Sự hợp tác của chúng tôi sẽ giúp cảnh sát biển Việt Nam và các nước có thiết bị cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ hàng hải. Các bạn cần năng lực tới vùng biển nơi luật pháp bị xâm phạm bằng hành vi đánh cá bất hợp pháp bởi bọn buôn lậu, bởi những kẻ đánh cắp tài nguyên quốc gia” - ông Brownfield nói.
Trong thời gian qua, căng thẳng leo thang nghiêm trọng trên Biển Đông do Trung Quốc bồi lấn, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, phức tạp, mới đây báo Mỹ Navy Times đưa tin hải quân Mỹ sẽ sớm triển khai tàu chiến và máy bay áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay, chính quyền Mỹ tuyên bố chi 100 USD hỗ trợ bảo vệ an ninh biển Đông Nam Á
Trong một diễn biến khác liên quan tình hình Biển Đông hiện nay, báo Thanh Niên dẫn lời Bộ trưởng An ninh, chính trị và luật pháp Indonesia, ông Luhut Panjaitan cho biết Jakarta sẽ tăng cường sử dụng máy bay không người lái và tàu ngầm để tuần tra ở vùng biển quanh quần đảo Natuna của nước này, không xa so với vùng Biển Đông đang bị nhiều nước tranh chấp và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Bộ trưởng Indonesia giải thích việc tăng cường hải quân ở khu vực bờ biển của mình là vì lo ngại trước mối đe dọa gia tăng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. “Ít có người dự đoán được rằng đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc đưa ra hồi năm 2009 lại có tầm ảnh hưởng chính trị và quân sự mạnh mẽ đến như vậy. Nền kinh tế phát triển nhanh cho phép Trung Quốc có ngân sách lớn chi tiêu cho quân sự và mở rộng đến vùng Biển Đông khiến Mỹ cũng phải bận tâm” - Bộ trưởng Panjaitan nói.
Để trả lời câu hỏi Jakarta sẽ phòng thủ thế nào trước các mối đe dọa của Trung Quốc, Bộ trưởng Indonesia cho rằng cần xây dựng căn cứ không quân ở quần đảo Natuna, thành lập một phi đội máy bay không người lái ở quần đảo này và đặc biệt là sẽ chi ngân sách mua tàu ngầm của Nga.
Cùng chung mối lo ngại về tình hình Biển Đông, Indonesia quyết tăng cường phòng thủ trên Biển Đông đối phó Trung Quốc
Đáng nói, Indonesia vốn là một trong những quốc gia ASEAN lâu nay luôn thận trọng với các chiến lược quốc phòng nhắm vào Trung Quốc bởi Bắc Kinh là đối tác kinh tế, thương mại quan trọng của Jakarta. Tuy nhiên những phát biểu của Bắc Kinh và chiến lược bành trướng quân sự ở Biển Đông khiến Indonesia không thể mãi giữ vị trí “trung lập” như mong muốn.
Bình luận về điều này, Tirta Mursitama, giáo sư quan hệ quốc tế của trường đại học Binus ở Jakarta cho rằng động thái nói trên cho thấy Indonesia đang rất lo ngại trước sự gia tăng ảnh hưởng cả quân sự và kinh tế của Trung Quốc. “ Nó cũng mang một thông điệp gửi đến người dân trong nước rằng mặc dù Trung Quốc đầu tư nhiều ở Indonesia, nhưng chúng ta phải phòng thủ để bảo vệ chủ quyền quốc gia”, ông Mursitama bình luận.
Trịnh Thịnh (T/h)
Tình hình Biển Đông nhạy cảm, Mỹ đưa thêm binh lực ra Thái Bình Dương?