Chính phủ Brazil tiếp tục nỗ lực giải cứu ngành chế biến và xuất khẩu thịt trong bối cảnh vụ bê bối thịt bẩn đang đe dọa hủy hoại uy tín ngành xuất khẩu thịt của nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này và khiến nước này thiệt hại tới 1,ảnđốiviệccấmnhậpkhẩuthịttrướket qua costa rica5 tỷ USD.
Ngày 22/3, Chính phủ Brazil đã gửi một bức thư tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), yêu cầu cơ quan này can thiệp nhằm ngăn cản việc các nước cấm nhập khẩu thịt của Brazil.
Quốc gia Nam Mỹ khẳng định vụ bê bối thịt bẩn chỉ liên quan tới một số trường hợp sai phạm, không đại diện cho toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm đảm bảo chất lượng của nước này.
Brazil nhấn mạnh, là một nước xuất khẩu sản phẩm thịt gia súc tới 150 thị trường trên thế giới, hệ thống kiểm định chất lượng của nước này vốn từ lâu đã được công nhận là "nghiêm ngặt và đáng tin cậy".
Trong khi đó, cùng ngày, phát biểu trước một ủy ban Thượng viện, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi khẳng định vụ bê bối thịt bẩn đang tác động mạnh đến nền kinh tế nước này.
Cụ thể, vụ bê bối có thể khiến Brazil mất đi khoảng 10% thị phần tại thị trường quốc tế và nếu giới lập pháp không sớm có hành động khắc phục hậu quả, nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh có thể sẽ phải mất tới 5 năm để khôi phục lại vị thế của mình.
Bộ trưởng Maggi cho rằng việc khôi phục uy tín mặt hàng thịt Brazil sẽ là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tương lai và nước này sẽ khó có thể đạt mục tiêu tăng từ 7% lên 10% thị phần thực phẩm thế giới.
Quan chức này đề nghị Chính phủ Brazil thông báo rộng rãi ra với thế giới rằng vụ việc lần này không phải lỗi của toàn hệ thống mà chỉ là sai phạm của một vài đối tượng trong ngành.
Theo số liệu từ Bộ Ngoại thương Brazil, tính đến ngày 21/3, ngành xuất khẩu thịt của Brazil xuất đi lượng sản phẩm trị giá vỏn vẹn 74.000 USD/ngày, giảm "chóng mặt" so với con số 63 triệu USD/ngày thời điểm trước khi bùng nổ vụ bê bối thịt bẩn.
Trước đó, ngày 18/3, cảnh sát Brazil thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm các sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Kể từ khi thông tin liên quan tới vụ bê bối thịt bẩn tại Brazil được công khai, 15 thị trường đã cấm nhập khẩu hoàn toàn hay từng phần thịt và các sản phẩm thịt của nước này, đồng thời tăng cường giám sát chất lượng mặt hàng này đến từ quốc gia Nam Mỹ.
Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số một thế giới và đứng thứ tư về xuất khẩu thịt lợn. Vụ việc xảy ra đúng lúc các nhà chức trách nước này đang nỗ lực đẩy nhanh việc ký kết một hiệp định tự do thương mại giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU)./.
Theo TTXVN