【ket qua u21】Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát huy hiệu quả tiềm năng và vị thế vùng ĐBSCL
(CMO) Sáng 22/4, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. (ảnh chụp màn hình trực tuyến). |
Thống nhất quan điểm, nhận thức, hành động
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, cho biết, hội nghị nhằm tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cả nước cũng như trong Vùng, nhằm sớm đưa nghị quyết quan trọng này vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về phát triển Vùng. Song song đó, khẳng định sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với vùng ĐBSCL, mở đường cho những cơ chế chính sách mới để phát triển Vùng.
Hội nghị nhằm quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW đến các bộ, ban, ngành liên quan và các địa phương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm, quyết tâm chính trị của các cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhằm triển khai thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Hiện nay, nhìn tổng thể về quy mô kinh tế, quốc phòng, an ninh,…, Việt Nam chia thành 6 vùng: vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.
Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng. Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng và cả nước, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước, cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, phù hợp với từng vùng; khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng.
Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau có đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ. |
Phát huy từ dấu ấn Nghị quyết 21
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá: “Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX và 9 năm thực hiện Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI cho thấy vùng ĐBSCL đã có bước phát triển khá toàn diện, nhưng cũng bộc lộ những khó khăn, hạn chế và thách thức mới”.
Vùng ĐBSCL có 1 thành phố trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Thành phố Cà Mau được xác định là 1 trong những thành phố động lực của Vùng trong thời gian tới. |
ĐBSCL có tổng diện tích 40.547,2 km2, dân số trên 17,5 triệu người. Vùng chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước. Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng cả nước; xuất khẩu gạo toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thuỷ sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước...
Tuy nhiên, ĐBSCL đứng về phương diện thu nhập vẫn còn thấp hơn so với 5 vùng còn lại và cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 54 triệu đồng (cả nước là 64 triệu đồng/người/năm).
Tận dụng, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế, nâng cao giá trị nông sản từ sản xuất lúa là một trong những nội dung quan trọng của phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. |
Tầm nhìn phát triển vùng ĐBSCL giai đoạn mới đã được xác định: trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước; nơi đáng sống đối với người dân, điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư; các cộng đồng dân cư thịnh vượng và năng động; phát huy hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá phong phú, đa dạng.
“Tầm nhìn đó đòi hỏi cách tiếp cận tổng hợp, tư duy kiến tạo, thích ứng thuận theo tự nhiên, yêu cầu phải chuyển đổi mô hình phát triển, định hướng bố trí không gian, huy động nguồn lực, tăng cường liên kết vùng và liên vùng với TP Hồ Chí Minh. Trong quá trình phát triển lấy con người làm trung tâm, xem tài nguyên nước là cốt lõi, biến thách thức thành cơ hội”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là nghị quyết mới, thay thế Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20/10/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL thời kỳ 2001-2020.
Vùng ĐBSCL chiếm 70% diện tích nuôi trồng, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. |
“Trên dưới phải đồng lòng, dọc ngang phải thông suốt”
Nhấn mạnh trong phát biểu tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Chúng ta đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết sau Đại hội XIII của Đảng rất khẩn trương. Và nhiều nhiệm vụ không còn gói gọn trong nhiệm kỳ mà là tầm nhìn đến năm 2030-2045. Do đó, trên dưới phải đồng lòng, dọc ngang phải thông suốt”.
Để thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSCL, Bộ Chính trị đã đề ra những quan điểm, định hướng và nhiệm vụ, giải pháp mới có tính đột phá cho phát triển của Vùng thời gian tới, thể hiện ở những điểm căn bản đó là: Phát triển vùng ĐBSCL trở thành Vùng phát triển hiện đại, sinh thái, văn minh và bền vững.
Việc phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, vùng ĐBSCL sẽ cần bổ sung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát triển Vùng, trong đó có các cơ chế, chính sách, tổ chức điều phối Vùng, liên kết phát triển các tiểu vùng, nội vùng và liên vùng.
Tổ chức huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển. Xây dựng cơ chế, chính sách mới nhằm phát triển, thu hút đầu tư, bảo đảm tính liên kết giữa các địa phương trong Vùng và với các khu vực khác. Cần thúc đẩy hình thành các quỹ đầu tư, các cơ chế huy động vốn khuyến khích cho vay, tăng cường năng lực cho các thành phần kinh tế.
Đầu tư và phát triển hạ tầng theo quy hoạch, giải quyết các điểm nghẽn trong lĩnh vực giao thông vận tải; thích ứng biến đổi khí hậu, phù hợp với quy hoạch Vùng được phê duyệt. Thực hiện nhiệm vụ cấp bách về chống sạt lở, sụt lún nghiêm trọng tại một số khu vực bờ biển, bờ sông. Các dự án đầu tư và phát triển hạ tầng phải đảm bảo thống nhất, tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm và có lộ trình hợp lý.
“Với tư tưởng chỉ đạo, tư duy phát triển mới, tầm nhìn chiến lược cần phải được triển khai, quán triệt đến tận cơ sở, đưa nghị quyết vào cuộc sống bằng chính hành động cụ thể, quyết liệt. Nghị quyết sẽ tạo ra bước chuyển biến mới, khí thế mới, bộ mặt mới cho vùng ĐBSCL - đứng dậy, làm chủ và vươn lên mạnh mẽ hơn nữa. Với tinh thần: cả nước vì ĐBSCL thì ĐBSCL phải mạnh mẽ vươn lên vì cả nước”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định./.
Phong Phú
相关文章
Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam (VPA) vừa ra thông báo về việc tiếp tục2025-01-12Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nổi bật tuần từ 2
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tiêm vaccine mũi nhắc lại.Đẩy nhanh tiêm va2025-01-12Thủ tướng: Không được quên kinh nghiệm xương máu khi chưa có vaccine
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì phiên họp2025-01-12Mong muốn Liên hợp quốc hỗ trợ hiệu quả Việt Nam phục hồi sau đại dịch
Chiều ngày 13/7, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Pauline Tam2025-01-12Hình ảnh thực về Samsung Gear S2
Gear S2 trên tay người mẫu. Ảnh: Phonearena.Nhưng thay vì một màn hình cong, thiết bị đeo mới sẽ có2025-01-12Cuộc bầu cử cho thấy càng khó khăn, khát vọng vươn lên càng trỗi dậy
Chia sẻ với VietNamNet ngay sau họp báo công bố danh sách 499 người trúng cử ĐBQH khóa XV, Tổng thư2025-01-12
最新评论