【soi kèo tottenham hôm nay】Mong mỏi gìn giữ nghề đông y
时间:2025-01-11 04:01:19 出处:La liga阅读(143)
Thu Thảo
BPO - Phát triển y dược cổ truyền trở thành một ngành khoa học mạnh không chỉ vì mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc. Được công nhận là lương y,ỏigigravengiữnghềđsoi kèo tottenham hôm nay được chính thức hành nghề đông y cũng như có các cơ chế, chính sách thông thoáng đối với người làm nghề là mong muốn của hàng ngàn người đang góp phần gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của nền y học cổ truyền.
Nhiều tiềm năng
Ông Phạm Duy Khải là một trong những lương y hành nghề lâu năm và có tiếng trên địa bàn thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng. Nhiều bài thuốc hay được ông gìn giữ và phát triển qua nhiều năm, có tác dụng hiệu quả trong chữa trị cho người bệnh. Lương y Phạm Duy Khải cũng khẳng định, nghề đông y có nhiều tiềm năng để phát triển và rất đông người trẻ muốn theo học. Mong mỏi lớn nhất của ông chính là cống hiến và gìn giữ những giá trị tinh hoa về nghề y dược học cổ truyền của dân tộc.
Lương y Phạm Duy Khải ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng mong mỏi gìn giữ và phát triển nghề đông y cho các thế hệ sau
“Tôi luôn mong muốn truyền dạy tất cả sự hiểu biết của mình, mang hết những tinh túy của nghề cống hiến cho xã hội” - lương y Phạm Duy Khải khẳng định.
Y học cổ truyền đã được khẳng định trong điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh nguy hiểm và phức tạp, đặc biệt là các bệnh mãn tính mà không gây tác dụng phụ, trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh. Điều quan trọng là người bệnh phải tuân thủ quá trình uống thuốc trong thời gian dài. Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%, các phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị. Điều này khẳng định y học cổ truyền đã và đang có vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa.
Hiện nay, cả nước có hơn 1.000 bài thuốc dân gian. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có khoảng 1.000 lương y và 300 vườn thuốc nam. Những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng hỗ trợ sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phòng, chữa bệnh, đồng thời đưa đông y trở thành một bộ phận văn hóa, một nét bản sắc của dân tộc. |
“Tôi bị bệnh rối loạn tiền đình và đã chữa trị nhiều năm nay ở phòng thuốc nam Phước Thiện, Hưng Lập Tự, thị xã Bình Long. Với tôi, các bài thuốc đông y mang lại rất nhiều hiệu quả và bản thân có thể cảm nhận rõ khi sức khỏe cải thiện từng ngày. Lúc đầu đứng lên ngồi xuống, tôi có hơi choáng nhẹ nhưng sau khi điều trị một vài tháng thì thấy đỡ hẳn” - ông Trần Quang Sơn, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh cho hay. Từ xã Lộc Thịnh, tuần nào ông Sơn cũng đến phòng thuốc nam Phước Thiện để hốt thuốc về điều trị. Không chỉ ông Sơn mà nhiều người bệnh khác cũng đang kiên trì điều trị bằng các phương thuốc đông y mỗi ngày.
Trăn trở với nghề
Tiềm năng là vậy nhưng trên thực tế gần 20 năm qua, hầu như chưa có thêm hội viên đông y nào được chứng nhận là lương y. Đến nay, chỉ có khoảng 20% hội viên Hội Đông y Việt Nam có giấy phép hành nghề, 80% chưa được cấp giấy chứng nhận lương y, đồng nghĩa với việc chưa có giấy phép hành nghề đông y. Điều này khiến những người đam mê, nhiệt huyết theo nghề vô cùng trăn trở bởi gặp nhiều hạn chế trong quá trình làm nghề.
Nhiều hội viên Hội Đông y thị xã làm hồ sơ để được cấp phép hành nghề nhưng đều không đủ điều kiện. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho hội viên. Bởi không có giấy phép hành nghề nhưng mình cứ làm nghề thì đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật, mà các thầy thuốc không ai muốn vi phạm pháp luật trong khi nghề của mình là cứu người. Lương y TRẦN QUANG VINH, Chủ tịch Hội Đông y thị xã Bình Long |
Không ít người trưởng thành từ các gia đình có truyền thống khám, chữa bệnh đông y đã học hỏi, gìn giữ nhiều bài thuốc cổ truyền quý giá. Hơn ai hết, họ đều muốn gìn giữ và phát triển những giá trị tinh hoa này, vừa thỏa nguyện vọng nối nghiệp gia đình vừa nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh.
Các bài thuốc quý là tinh hoa của nền y học cổ truyền
“Nhiều bài thuốc chữa rắn, rết cắn của đồng bào dân tộc truyền từ đời này sang đời khác rất hiệu quả, cứu được nhiều người gặp nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, thực tế các bài thuốc này chỉ mang tính dân gian và rất khó để có thể gìn giữ, phát triển khi không có cơ quan chức năng nào thẩm định tính hiệu quả của các bài thuốc” - ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch Hội Đông y thị xã Bình Long chia sẻ. Bản thân ông cũng phải tự tổng kết những bài thuốc đặc biệt, có giá trị để lưu giữ. “Mỗi năm, tôi đều tổng kết lại xem bài thuốc nào hiệu quả, chữa được cho bao nhiêu người rồi. Trong đó có những bài rất độc đáo, chỉ đơn giản là cây cỏ trong vườn cũng có thể điều trị bệnh” - ông Vinh cho hay.
Phát triển y dược cổ truyền trở thành một ngành khoa học mạnh không chỉ góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc. Đó là hướng đi của đông y Việt Nam mà nền tảng là những lương y giỏi nghề và có tâm với những bài thuốc dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
上一篇: Bình Định từng bước thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
下一篇: Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
猜你喜欢
- Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
- Hòa Phát ủng hộ 6 tỷ đồng chống Covid
- THACO giới thiệu “Dây chuyền sản xuất và sản phẩm Mini Bus IVECO DAILY”
- Nhiều doanh nghiệp tiếp tục điều chỉnh giảm mục tiêu doanh thu, lợi nhuận
- Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- Doanh nghiệp chờ đợi điều gì gói hỗ trợ lần 2
- Tham vọng mới của Viettel: từ bản sao số đến bản sao xã hội số
- Microsoft vá 63 lỗ hổng bảo mật Windows
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong