【bảng xếp hạng hạng nhì anh】Thường trực nỗi lo thép Trung Quốc
Chưa lo thép Nga
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu đã chính thức ký kết sau hơn 2 năm đàm phán. Có thể thấy,ườngtrựcnỗilothépTrungQuốbảng xếp hạng hạng nhì anh nhiều ngành hàng của Việt Nam có lợi thế khi thực hiện hiệp định này như dệt may, da giày, thủy sản… Ngược lại, nhiều ngành hàng của Việt Nam sẽ gặp bất lợi, trong đó có ngành thép. Nỗi lo thép Việt sẽ bị cạnh tranh gay gắt khi thuế suất NK thép Nga dần về 0% đã dấy lên ngay sau khi ký kết hiệp định. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch VSA cho phóng viên Báo Hải quan biết: “Có thời thép Nga vào Việt Nam rẻ như bèo nên chuyện cảnh giác là không thừa”. Tuy nhiên, nếu xét trên thực tế hiện nay thì thép Nga khó có thể cạnh tranh với thép trong nước .
Theo ông Dũng, khi ký kết Hiệp định này, rất may Bộ Công Thương đã có sự tham vấn DN và đưa ra kết quả đàm phán có lợi cho ngành thép. Cụ thể, đoàn đàm phán đã đạt được thỏa thuận mở cửa từng phần cho từng nhóm hàng thép khác nhau. Những mặt hàng nào Việt Nam có thể cạnh tranh thì ngay lập tức sẽ giảm thuế về 0%, còn những mặt hàng nào Việt Nam chưa có lợi thế sẽ mở cửa dần dần sau 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm. Với lộ trình như vậy, DN ngành thép tin tưởng có đủ khả năng cạnh tranh với thép NK từ Nga.
Ở một khía cạnh khác, ông Dũng cho rằng, thép Nga hiện chưa NK vào được Việt Nam và trong tương lai cũng khó cạnh tranh với thép trong nước. Nguyên nhân là do khoảng cách địa lý xa xôi vô hình trung đã khiến cho thép Nga kém cạnh tranh. Thêm vào đó, với những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được thì Nga cũng khó lòng cạnh tranh với hàng Trung Quốc được NK về Việt Nam.
60% lượng thép NK từ Trung Quốc
Với những phân tích trên của VSA, có thể thấy, thép Nga không phải là điều đáng lo lắng đối với các DN thép. Điều mà DN lo nhất vẫn là thị trường Trung Quốc. Số liệu VSA cung cấp, trong khi XK thép 7 tháng đầu năm 2015 giảm 2,1%, đạt 1 triệu tấn thì lượng thép NK về đã “cán mốc” 7 triệu tấn, tăng tới 37%, trong đó NK từ Trung Quốc đã chiếm trên 60% tổng lượng thép NK, đạt 5 triệu tấn. Như vậy, ngành thép đang phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Đặc biệt, điều đáng lo lắng là thép trong nước đang chịu áp cạnh tranh khá lớn với hàng NK từ Trung Quốc.
Ông Dũng cho hay, áp lực cạnh tranh này xuất phát từ những “mánh khóe” mà Trung Quốc đã từng sử dụng để trà trộn vào thị trường Việt Nam. Cụ thể, Trung Quốc đã sử dụng “tiểu xảo” kỹ thuật cho lượng thép hợp kim nhỏ vào thép xây dựng biến hóa thành thép hợp kim để được hoàn thuế GTGT. Sau đó, VSA và Hiệp hội Thép Đông Nam Á đã kiến nghị Trung Quốc bãi bỏ ưu tiên XK mặt hàng đó. Tuy nhiên, những “tiểu xảo” của phía Trung Quốc không chỉ dừng ở đây mà được biến tướng sang những yếu tố hợp kim khác như titan, crom để tiếp tục có hành vi không minh bạch khi XK vào Việt Nam.
Không chỉ gian lận thương mại, việc phá giá đồng nhân dân tệ giúp hàng Trung Quốc đã rẻ nay còn rẻ hơn tạo áp lực không nhỏ cho các DN sản xuất trong nước. “Mặc dù chưa có lô hàng nào vào Việt Nam từ khi đồng nhân dân tệ phá giá nhưng đó là nguy cơ tiềm ẩn. Trên thực tế, 1 tấn phôi thép năm ngoái có giá 10 triệu USD nhưng năm nay có thời điểm chỉ còn 6 triệu tấn vì họ dư thừa nên phải bán phá giá vào các thị trường”, ông Dũng nói. Ngoài ra, một áp lực khác đối với ngành thép được vị Chủ tịch VSA nhắc đến đó là việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA). “Hầu hết thành viên Hiệp hội Thép Đông Nam Á đều nói rằng họ không hưởng lợi trước sự cạnh tranh của Trung Quốc khi thực hiện theo ACFTA”, ông Dũng cho hay.
“Đã đến lúc kiện”
Trong bối cảnh thực hiện tự do hóa thương mại, việc thực hiện giảm thuế theo lộ trình là không thể không thực hiện. Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA cho rằng, không còn con đường nào khác DN phải cố gắng hết mình nâng cao khả năng cạnh tranh (chất lượng, giá cả, thương hiệu và khả năng cung ứng, dịch vụ sau bán hàng…). Để nâng cao tiêu chí này, DN thép phải đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến nhất, cho ra sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý.
Tuy nhiên, hiện các nước đã xây dựng hàng rào kỹ thuật để kiểm soát thép NK, bảo vệ lợi ích nhà sản xuất trong nước. “Hàng rào kỹ thuật các nước bịa ra rất lắm thứ, muôn hình vạn trạng”, ông Dũng nói và kiến nghị, Nhà nước cần nhanh chóng xây dựng các hàng rào kỹ thuật bằng cách: Kiểm tra chất lượng tại nguồn xem có đủ điều kiện XK không, nhà NK muốn nhập phải đăng ký có đầu ra, lượng tiêu thụ chứ không phải muốn nhập thế nào thì nhập…
Riêng với thị trường Trung Quốc, ông Dũng cung cấp thêm thông tin, không phải chỉ Việt Nam mà cả thế giới đều “điêu đứng” với thép Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng đã thừa nhận thép giá rẻ, song do Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong các vụ tranh tụng về chống bán phá giá, chống trợ cấp… nên biện pháp này vẫn chưa được sử dụng hữu hiệu. Hơn nữa, muốn khởi kiện chúng ta phải có bằng chứng rõ ràng về phá giá, bán giá thấp hơn thị trường nội địa gây tổn hại cho ngành thép, tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN trong nước. Kinh nghiệm của các nước là cứ điều tra, cứ kiện để hạn chế bớt lượng thép NK. “Hiệp hội cũng đang khuyến cáo DN tiếp cận những vấn đề này để có kinh nghiệm sâu hơn. Nhà nước có trợ giúp hướng dẫn pháp lý để DN tích lũy nhiều kinh nghiệm. Càng hội nhập sâu, các vụ tranh tụng thương mại càng nhiều. Đã đến lúc phải kiện thôi!”, ông Dũng quả quyết.