【kết quả wolfsburg】Trọng tâm chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ

trong tam chuyen tham trung quoc cua bo truong quoc phong my

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Ảnh: Reuters.

Dưới đây là những nội dung tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong,ọngtâmchuyếnthămTrungQuốccủaBộtrưởngQuốcphòngMỹkết quả wolfsburg Trung Quốc) đánh giá có thể nằm trong chương trình nghị sự của Bộ trưởng Mattis trong chuyến thăm lần này.

Biển Đông

Mỹ phản đối mạnh mẽ các động thái quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore ngày 2/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis khẳng định Mỹ sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc trong mối quan hệ “hướng vào mục tiêu thành quả”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Mattis cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc tại Biển Đông và tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ “cạnh tranh mạnh mẽ” nếu cần thiết. “Tôi tin rằng sẽ có hậu quả lớn hơn trong tương khi các quốc gia mất đi mối quan hệ hòa hợp với láng giềng”, Bộ trưởng Mattis cho hay.

Hợp tác quân sự

Chuyến thăm của Bộ trưởng Mattis trùng thời điểm tổ chức cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, khởi động từ ngày 27/6 tại Hawaii với sự tham dự của 25.000 binh sĩ từ 26 quốc gia.

Vành đai Thái Bình Dương là cuộc tập trận tổ chức 2 năm một lần do Mỹ chủ trì. Mặc dù trong năm 2014 và 2016, Trung Quốc đã tham dự cuộc tập trận này nhưng đến năm 2018, Lầu Năm Góc đã rút lại lời mời Bắc Kinh tham dự. Động thái này của Mỹ là nhằm gửi tín hiệu phản đối tới Bắc Kinh trước hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Ngoài cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương, cả Trung Quốc và Mỹ cũng từng tham dự vào các cuộc tập trận song phương và đa phương khác được tổ chức nhằm tăng cường liên lạc và thấu hiệu về quân sự giữa hai quốc gia.

CHDCND Triều Tiên

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được tổ chức ngày 12/6 tại Singapore giữa Tổng thống Mỹ Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có kết quả được đánh giá là tích cực. Sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã ký Tuyên bố chung thống nhất “cùng hướng tới phi hạt nhân hóa toàn diện trên Bán đảo Triều Tiên”. Đổi lại, Tổng thống Trump chấp thuận “đảm bảo an ninh” cho Triều Tiên.

Trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm Trung Quốc hai lần. Trong cuối tháng 3, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm Bắc Kinh và đến tháng 5, ông đã đặt chân đến thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh để gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

trong tam chuyen tham trung quoc cua bo truong quoc phong my
Trong bức ảnh chụp ngày 7/5 là nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Chủ tịch Tập Cận Bình tại tỉnh Liêu Ninh. Ảnh: AP

Sau khi kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại đến thăm Trung Quốc và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa vào ngày 19/6.

Mặc dù vai trò của Trung Quốc trong kế hoạch phi hạt nhân của Triều Tiên chưa được công bố rõ ràng nhưng các nhà phân tích đều chung quan điểm rằng Washington sẽ ưu ái muốn Bắc Kinh về cùng phía. Vấn đề Triều Tiên gần như chắc chắn sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông Mattis tại Trung Quốc.

Công nghệ quân sự

Năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó Chuck Hagel đến thăm Trung Quốc và ông được mời tham quan hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc – tàu Liêu Ninh. Trước đó 3 năm, không lâu trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ở thời điểm đó Robert Gates gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh tuyên bố rộng rãi rằng đã thử thành công chiến đấu cơ tàng hình J-20.

Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mở rộng các phi đội máy bay quân sự và chiến hạm. Câu hỏi lần này là trong chuyến thăm của ông Mattis, liệu Trung Quốc có giới thiệu “tân binh” mới nào của quân đội quốc gia này với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hay không.

Cúp C2
上一篇:Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
下一篇:Samsung Galaxy S8 có thể trang bị màn hình Ultra HD siêu nét