Một số loại phí,ểmsoáttảitrọngtừcảngDNchóngmặtvớiphíphábảng xếp hạng vđqg thuy dien phụ phí hiện các hãng tàu thu của DN XNK: Phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC/CIS), phí tắc nghẽn cảng (PSC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí thủ tục, phí lưu bãi, phí cầu đường, phí hóa đơn…
Choáng với… phí chồng phí
Nhằm trị tận gốc vấn nạn xe chở quá khổ quá tải, Bộ Giao thông vận tải đưa ra chính sách kiểm soát chặt trọng tải từ cảng. Theo đó, các DN kinh doanh cảng biển đều phải đồng loạt ký cam kết với Bộ Giao thông vận tải kiểm soát tải trọng hàng hoá XNK ra vào cảng. Đáng chú ý là Bộ này cũng đưa ra những chế tài “đe” nếu vi phạm các cảng biển sẽ bị đình chỉ hoạt động từ một đến ba tháng. Chính sách này buộc các cảng phải thắt chặt hoạt động, kiểm soát tải trọng các xe chở hàng, song lại gây nên nhiều khó khăn cho các DN XNK.
Hơn tháng nay đội làm thủ tục XNK Công ty May Thêu Giày XNK An Phước – DN chuyên gia công hàng dệt may XK phải tất tưởi để làm các thủ tục, hoá đơn, chứng từ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hoá tại cảng. Bà Huỳnh Thị Thuỳ Trang, Trưởng phòng XNK Công ty An Phước, bày tỏ nỗi bức xúc khi hàng hoá đang bị ùn ứ ở cảng Cát Lái (TP.HCM), không chỉ phát sinh thêm nhiều chi phí vô lý, mà còn khiến cho hoạt động sản xuất của DN bị gián đoạn, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Điều đáng chú ý là dù đã phải “cắn răng” đóng nhiều loại phí phát sinh như phí tăng tải trọng, phí thủ tục… song theo thông tin mà Báo Hải quan có được từ đại diện của Công ty An Phước, tại thời điểm ngày 12, 13-10, có nhiều lô hàng của DN này bị kẹt lại cảng. Đặc biệt, dù Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu không thu loại phí này từ đầu tháng 8 (văn bản số 31886 về việc thu phụ phí tắc nghẽn cảng tại cảng Cát Lái), nhưng đến thời điểm ngày 20-9, Công ty An Phước vẫn phải đóng loại phí này.
Đại diện của An Phước dẫn chứng một lô hàng nhập về có tổng chi phí dịch vụ là 4,9 triệu đồng, riêng phí kẹt cầu cảng lên đến 400 ngàn đồng, chưa kể các loại tiền khác như phí di lý hàng hoá, lưu kho bãi… Theo ước tính, tổng chi phí phát sinh thêm từ các loại phí mới lên đến 20% so tổng các chi phí dịch vụ mà DN phải đóng so với trước đây.
Còn theo bà Trương Thuý Liên, Giám đốc Công ty Giày Liên Phát, tình trạng loạn giá cung cấp dịch vụ giữa các hãng tàu cũng đang diễn ra. Đơn cử như cùng một loại phí tách bill (tháo dỡ hàng), từ khi áp dụng cơ chế kiểm soát tải trọng, mức phí này tăng lên chóng mặt do phần lớn các lô hàng đều phải tháo dỡ để phù hợp trọng tải, các hãng tàu thu chênh lệch từ 500.000 đến 1 triệu đồng/container. Hàng loạt chi phí mới phát sinh khiến cho phí vận chuyển nói chung tăng lên đến 50%, bà Liên tính toán.
Mặc dù cơ quan quản lý đã yêu cầu các hãng tàu và đơn vị khai thác cảng không được thu phí kẹt cảng, song nhiều hãng tàu vẫn thu loại phí này và đưa thêm nhiều mức phí vô lý khác. Hiện có đến hơn 10 loại phí, phụ phí mà các hãng tàu thu của DN XNK. Tình trạng phí chồng phí đang khiến cho các DN bức xúc và gặp thêm nhiều khó khăn trong việc giải quyết các phát sinh khi lưu thông, sản xuất hàng hoá. Đến thời điểm gần giữa tháng 10, ông Ngô Minh Thuấn, Phó Tổng giám đốc Tân Cảng – Cát Lái vẫn thừa nhận có tình trạng ùn ứ hàng do kiểm soát trọng tải từ cảng, khiến lượng hàng hoá lưu thông tại cảng giảm. Hiện, trung bình mỗi ngày cảng Cát Lái chỉ có khoảng từ 300 – 500 container được giao lên xe để xuất cảng.
Giảm gánh nặng chi phí
Tại cuộc họp mới đây của Bộ Giao thông vận tải nhằm tháo gỡ khó khăn cho các DN vận tải biển và cảng biển, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, để giải toả cho các cảng và hạn chế tình trạng ùn ứ, giúp DN nhanh chóng lấy được hàng để kịp thời sản xuất, Bộ dự kiến sẽ cho các DN được chọn cảng để thông quan hàng hoá. Tuy nhiên, theo DN, chính sách này cũng không giúp ích được gì nhiều cho các DN làm hàng XNK do đặc thù hoạt động.
Bà Trang cho biết, việc DN được lựa chọn cảng để thông quan hàng hoá cũng giúp giải toả được một phần hàng hoá XNK, song cũng chỉ được một lượng nhỏ. Điều này là do các đối tác đã quen với việc chuyển hàng hoá ở cảng cũ, nên khi chuyển hàng sang cảng mới, sẽ phải liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ mới, lại phát sinh thêm các thủ tục giấy tờ và những chi phí mới mà DN không thể lường trước được. Hiện phần lớn các DN XK phía Nam đang chọn cảng Cát Lái, còn phía Bắc là cảng Hải Phòng, nên việc lựa chọn cảng khác để trung chuyển hàng hoá sẽ gặp không ít khó khăn do DN lại phải giao dịch lại từ đầu.
Theo các DN XNK, bên cạnh chính sách sớm giải toả hàng hoá, cần có cơ chế quản lý để các hãng tàu ngoại không áp đặt và đưa ra các chi phí phát sinh vô lý khiến DN thêm gánh nặng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh hàng hoá XK Việt Nam đang bị hạn chế sức cạnh tranh do chi phí giá thành ngày càng tăng cao, việc phát sinh thêm các chi phí vô lý và không đáng có này sẽ càng khiến cho hàng hoá kém khả năng cạnh tranh trên thị trường.