您的当前位置:首页 > La liga > 【tỉ lệ ăn lô】DN Nhật tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng 正文

【tỉ lệ ăn lô】DN Nhật tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng

时间:2025-01-25 23:24:24 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Hơn 62% DN Nhật tại Việt Nam có lãiKết quả khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ DN trả lời “có lãi tỉ lệ ăn lô

Hơn 62% DN Nhật tại Việt Nam có lãi

Kết quả khảo sát cho thấy,ậttiếptụccoiViệtNamlàđịađiểmđầutưquantrọtỉ lệ ăn lô tại Việt Nam, tỷ lệ DN trả lời “có lãi” chiếm 62,8% (tăng 4% điểm so với năm trước). Tính riêng trong ngành công nghiệp chế tạo, tỷ lệ các DN gia công xuất khẩu và DN không gia công xuất khẩu trả lời “có lãi” lần lượt là 59,3% và 62,2%.

Qua khảo sát, Việt Nam đứng thứ 4 (63,4%) trong số 15 quốc gia khảo sát được cho là có “tình hình chính trị, xã hội ổn định”. Hơn một nửa số DN đánh giá cao về “quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng” và “chi phí nhân công rẻ”.

Liên quan đến các hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về “rủi ro trong môi trường đầu tư”, giống như năm trước, thứ hạng của Việt Nam tại các hạng mục đang được giảm xuống, cùng với đó là môi trường đầu tư đang được cải thiện.

Trong 5 hạng mục rủi ro hàng đầu trong đầu tư, ngoại trừ rủi ro “chi phí nhân công đang tăng cao”, thì các nội dung khác đều cải thiện tương đối tốt so với kết quả khảo sát năm trước từ 15- 20% điểm. Ví dụ như năm 2015, các DN Nhật cho rằng, rủi ro về thủ tục hành chính phức tạp là 61,1% thì kết quả khảo sát lần này giảm còn 41,8%, tương tự “cơ chế, thủ tục thuế phức tạp” giảm từ 53,9% năm trước còn 38,5%.

Theo ông Atsusuke Kawada- Trưởng đại diện Jetro Hà Nội, sự đánh giá tích cực này của các DN là do sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Vì vậy, khi được hỏi về kế hoạch triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, hơn 66% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh và tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm đầu tư quan trọng. Khoảng 80% DN cho rằng lý do chính để mở rộng kinh doanh là “tăng doanh thu”. Trong ngành công nghiệp phi chế tạo, khoảng 63% số DN cho rằng lý do chính là “khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao”.

Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu

Ông Kawada cho rằng, có thể nhận thấy những rủi ro mà DN Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt đang được cải thiện so với khảo sát năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải được nhanh chóng cải thiện, để thu hút đầu tư hơn nữa từ các DN Nhật Bản.

Có khoảng 60% DN Nhật Bản trả lời khảo sát cho rằng: “Chi phí nhân công tăng cao, khoảng 50% DN chỉ ra" Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng luật pháp không rõ ràng”, khoảng 40% DN nhận thấy “Cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện” (44,4%) và “Cơ chế, thủ tục thuế phức tạp” (41,8%) là vấn đề rủi ro.

Ngoài ra, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có “ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển”, với 34,9%. Điều này dẫn tới hơn 60% DN Nhật trả lời khảo sát cho rằng họ gặp “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại”.

Bên cạnh đó, tỷ lệ cung ứng nội địa không thấy sự thay đổi lớn so với năm trước. Chỉ tính riêng trong khối chế tạo, tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam chiếm 34,2%. Tỷ lệ này tuy có cao hơn Phillipin nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%), Indonesia (40,5%).

Theo kết quả khảo sát, Việt Nam xếp thứ 4 trong tổng số 15 quốc gia có ngành công nghiệp phụ trợ còn non kém, chưa phát triển. Ông Kawada cho rằng, để khắc phục hạn chế này, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối với ngành công nghiệp hỗ trợ và DN vừa và nhỏ, để từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu và linh kiện, tạo sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan./.

Thảo Miên