【vòng 16 đội c1】Vũ khí của Việt Nam là chính nghĩa
GS,ũkhícủaViệtNamlàchínhnghĩvòng 16 đội c1 TSKH Vũ Minh Giang. Ảnh: Hòa Nguyễn
Đây là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS, TSKH) Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội khi trả lời phỏng vấn Báo Quân đội nhân dân.
PV: Nhìn từ góc độ nghiên cứu lịch sử, rõ ràng các hoạt động của Trung Quốc tuân theo logic được tính toán kỹ, thưa ông?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Nếu nhìn vấn đề xa và rộng hơn một chút có thể thấy rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc. So với tiến trình lịch sử, đây là vấn đề chưa phải lâu đời lắm. Hành động của họ dựa vào những yêu sách về cái gọi là “đường chín đoạn” hay còn gọi là “đường lưỡi bò”, “đường chữ U”. “Đường chín đoạn” được hình thành dựa trên cơ sở "đường mười một đoạn" của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, tìm thấy ở kho bản đồ lưu trữ, là một bản đồ mà tư nhân vẽ nghịch vào đấy. Bản đồ này không có căn cứ gì cả, sau đó, chính tham vọng của Trung Quốc khi nhìn ra Biển Đông đã khiến họ quyết tâm hành động để biến những điều không tưởng thành hiện thực.
Khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa giành được chính quyền, họ bắt đầu chú ý đến Biển Đông và tham vọng của họ cũng chỉ lớn lên và ráo riết hơn trong vài thập niên trở lại đây. “Đường chín đoạn” hoang tưởng chính là kế sách lấn ra biển.
Việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là bước đi nằm trong chiến lược đã tính toán. Logic lịch sử ở đây là hành động đã được tính toán vô cùng tỷ mỉ. Trung Quốc đã chọn “thời điểm vàng” để hành động. Xâu chuỗi các sự kiện, thì đây là sự tính toán không thể hoàn hảo hơn của Trung Quốc.
PV: Cho dù đã có tính toán, nhưng Trung Quốc đã không “đo” được tinh thần, ý chí người dân Việt Nam và phản ứng của quốc tế?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Trung Quốc đã bị nhiều bất ngờ. Đã có một vài phát biểu cho rằng, Trung Quốc không ngờ Việt Nam lại có sự phản ứng quyết liệt đến như vậy. Trung Quốc đã nhầm tưởng rằng Việt Nam sẽ lúng túng, nhưng trên thực tế, từ người dân cho tới các cơ quan hữu trách, tất cả đều rất chủ động. Sự chính nghĩa của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của công luận quốc tế cũng như những người Trung Quốc tiến bộ, yêu chuộng hòa bình.
PV: Ông có cho rằng, dường như Trung Quốc đang bị cô lập bởi hành động đơn phương phi pháp của chính mình?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Quốc tế gần như không có tiếng nói nào đứng về phía luận điệu của Trung Quốc. Rõ ràng Trung Quốc đang ngày càng bị cô lập. Nói theo kiểu “đổi trắng thay đen”, trái ngược với sự thật, trong khi Việt Nam đưa ra những bằng chứng thật đã khiến Trung Quốc muốn chối, muốn “lật” cũng không được. Việc không có chính nghĩa khiến Trung Quốc đang lúng túng và không có phản ứng gì cả. Rõ ràng họ đã bị động, mặc dù đã chuẩn bị cho chuyện này rất kỹ.
PV: Trong lịch sử, dân tộc ta luôn lấy phương châm lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa, lấy yếu địch mạnh. Giáo sư có thể chỉ rõ hơn chính nghĩa của Việt Nam cũng như sự phi nghĩa của Trung Quốc trong việc này?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 xác định rất rõ thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước. Vậy mà hiện nay giàn khoan của Trung Quốc đã nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rồi. Như vậy là Việt Nam đúng, Trung Quốc sai. Điều này cả thế giới đều biết và thấy rõ sự đuối lý của Trung Quốc. Trung Quốc đã thực sự phi nghĩa khi tiếp tục dùng sức mạnh áp đảo các tàu của Việt Nam thi hành công vụ. Sự phi nghĩa của Trung Quốc khiến công luận quốc tế không đứng về phía họ. Điều này càng thêm khẳng định, chính nghĩa của Việt Nam là rõ ràng.
Bằng những lời đủ cứng rắn và lịch lãm, bài phát biểu của Thủ tướng Việt Nam tại Hội nghị Cấp cao ASEAN vừa diễn ra tại Mi-an-ma đã giúp công luận quốc tế càng thấy rõ chính nghĩa thuộc về Việt Nam.
Nhân nói về chuyện "lấy yếu chống mạnh", chúng ta phải hiểu rằng cái mạnh hay yếu chỉ là những so sánh tương đối. Ví dụ như trong thời phong kiến, đế chế Nguyên Mông so với Đại Việt là sự so sánh "một trời một vực", vì đó là một đế chế đánh đâu thắng đấy, mở rộng lãnh thổ rộng hàng chục triệu ki-lô-mét vuông, từ Thái Bình Dương đến Địa Trung Hải và không ai có thể làm gì. Thế nhưng khi qua Việt Nam, họ đã ba lần thua Việt Nam. Còn nữa, thực dân Pháp so với 34 chiến sĩ ở Tân Trào, có thể thấy họ hơn hẳn mình. Điều này cho thấy, không phải cứ ỷ mạnh là có thể giành chiến thắng cuối cùng.
PV: Chúng ta luôn nói rằng, Việt Nam sẽ sử dụng mọi biện pháp hòa bình để giải quyết vụ việc. Đây cũng là quan điểm của tiền nhân: “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đứng ở góc độ lịch sử, xin Giáo sư giải thích thêm?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Người Việt Nam thường xuyên phải chống chọi với quân xâm lược. Trong lịch sử, bao giờ Việt Nam cũng tận dụng hết những cơ hội có thể để giữ gìn hòa bình. Chính vì thế, các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đều là do ở trong tình thế không còn giữ được hòa bình. Ví dụ, thời nhà Trần, chúng ta đã cố gắng hòa hoãn, chấp nhận cho sứ giả nhà Nguyên Mông vào Việt Nam. Khi đó, tướng nhà Nguyên Mông đã phi thẳng ngựa vào cung cấm. Lính canh của chúng ta ra ngăn và đã bị sứ giả dùng roi ngựa quất vào mặt, lính canh đã được lệnh không được manh động. Sự nhẫn nhịn của ta quả đã có tác dụng khi chúng ta kịp thời chuẩn bị các bước chiến lược tiếp theo và cuối cùng là 3 lần đánh cho giặc Nguyên Mông tan tác.
Sự kiện năm 1946 cũng vậy. Ta đã nhịn đến cùng, và ta càng nhịn thì giặc Pháp càng lấn tới. Và cuối cùng, khi chúng ta đứng lên, chúng ta đứng thành một khối vững chắc, toàn dân đồng lòng cùng đánh giặc.
Hiện tại cũng đang ở tình thế nguy hiểm và nhạy cảm. Chúng ta phải tận dụng hết mọi biện pháp hòa bình nhằm bảo vệ chủ quyền. Vũ khí của chúng ta có là chính nghĩa, cái mà Trung Quốc hiện không có. Điểm mạnh của chúng ta cũng chính là điểm yếu của Trung Quốc. Không chỉ có chính nghĩa, chúng ta còn có bề dày lịch sử truyền thống, đoàn kết trên dưới một lòng, toàn dân thành một khối thống nhất. Một lợi thế không nhỏ chính là việc chúng ta ở gần Trung Quốc. Khi Trung Quốc có tính toán gì, cũng phải nghĩ tới vị trí chiến lược, cái được, cái mất trong cả ngắn hạn và dài hạn.
PV: Việc Trung Quốc duy trì sức ép trên Biển Đông nhằm đạt được mục đích cuối cùng là gì, thưa ông?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Hiện nay là họ dùng chiến thuật gây sức ép, gây áp lực để mình không kiềm chế được, sau đó sẽ có bước nguy hiểm hơn, đẩy Việt Nam vào thế bị động, làm xấu hình ảnh Việt Nam trước công luận quốc tế, tạo cớ cho các ý đồ thâm độc hơn. Nếu Việt Nam không chịu nổi sức ép này, Việt Nam sẽ nhượng bộ. Như vậy, việc tạo ra sức ép chính là tạo ra hai cái bẫy. Vướng vào cái nào cũng thua thiệt cho Việt Nam.
PV: Vậy bài học lịch sử sau những lần như thế này là gì, thưa Giáo sư?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Thứ nhất, vấn đề chủ quyền lãnh thổ không thể cả tin. Đây là bài học An Dương Vương đã để lại. Bài học thứ hai là cũng đừng ỷ vào vũ khí. Bài học Hồ Quý Ly đã cho thấy mặc dù có thành cao hào sâu, rất kiên cố, có súng hiện đại mà cuối cùng, chỉ trong 6 tháng, đã bị quân xâm lược đánh bại. Bài học thứ ba là thời nhà Nguyễn. Nhà Nguyễn không yếu nhưng khi phân tích nguyên nhân thất bại, cố Giáo sư Trần Huy Liệu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân mất nước ở thời nhà Nguyễn là vì chính quyền sợ dân hơn sợ giặc.
Chúng ta học gì từ những bài học sáng giá này? Chúng ta còn nhớ những vụ việc từ cắt cáp, đâm tàu, thậm chí hành xử bạo ngược với ngư dân chính là sự khiêu khích. Và khi chúng ta không mắc mưu, họ lấn tới, manh động hơn khi đưa giàn khoan vào vùng chủ quyền của ta. Chắc chắn, hành động của họ sẽ không dừng lại nếu ta không đấu tranh. Quả thật, cách ứng xử, thiện chí cũng như sự cương quyết của Chính phủ đang được nhân dân ta và nhân dân thế giới ủng hộ.
Bài học cuối cùng đó chính là lòng dân. Gần 100 triệu con người này mà kết thành một khối thì không ai làm gì được.
PV: Với vai trò là một giáo sư sử học, ông có thể chia sẻ cảm xúc cá nhân của mình trước việc làm của Trung Quốc?
GS, TSKH Vũ Minh Giang: Trước hết, cảm giác bao trùm của tôi cũng như mọi người dân là bức xúc. Nhưng tôi hoàn toàn tin tưởng ở sự sáng suốt của Đảng, Chính phủ, sự đoàn kết của nhân dân. Tất nhiên, cuộc đấu tranh này là cam go và lâu dài, chúng ta có chính nghĩa, chúng ta sẽ không bị khuất phục. Trong lúc này, điều cần nhất là trên dưới đồng lòng, tuân theo chỉ đạo thống nhất, tạo ra khối sức mạnh tổng hợp.
Ở góc độ cá nhân, với nhiệm vụ được giao, tôi cũng như Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đang tích cực cùng các nhà sử học quốc tế chuyên tâm nghiên cứu chuyên môn, đưa ra thêm những bằng chứng, cứ liệu lịch sử khoa học nhất để góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo Việt Nam theo đúng luật pháp quốc tế.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo QĐND
Kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan - thư gửi Thủ tướng