会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ketquabong】Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy “đường cong nụ cười”!

【ketquabong】Doanh nghiệp điện tử Việt Nam đang nằm dưới đáy “đường cong nụ cười”

时间:2025-01-27 01:22:25 来源:Empire777 作者:Thể thao 阅读:383次

Những năm gần đây,ệpđiệntửViệtNamđangnằmdướiđáyđườngcongnụcườketquabong tốc độ phát triển của lĩnh vực CNTT và truyền thông mỗi năm tăng từ 6-9% và thường vượt tốc độ tăng trưởng GDP cả nước. Cụ thể, năm 2022 doanh thu lĩnh vực công nghiệp CNTT đạt 148 tỷ USD. Trong đó, phần mềm chiếm khoảng 6 tỷ USD, phần cứng điện tử là 135 tỷ USD chiếm tỷ trọng 17,8% toàn ngành công nghiệp. 

Tuy vậy, tại Hội thảo “Chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư linh kiện và sản phẩm CNTT và phổ biến thông tư 25/2022/TT-BTTTT” tổ chức sáng 29/3 , ông Nguyễn Thiện Nghĩa - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT&TT (Bộ TT&TT) thẳng thắn nhìn nhận rằng, kết quả nêu trên có đóng góp phần lớn từ khối ngoại. Về mảng phần cứng, có đến 99% thiết bị điện tử viễn thông tại Việt Nam đang sử dụng là nhập khẩu từ nước ngoài.

Hội thảo vừa được Bộ TT&TT tổ chức về Chính sách xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư linh kiện và sản phẩm CNTT. Ảnh: Trọng Đạt

“Các doanh nghiệp điện tử Việt Nam còn rất nhiều hạn chế về quy mô, công nghệ. Nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp CNTT, điện tử, Chính phủ và Bộ TT&TT đã triển khai chiến lược Make in Việt Nam với trọng tâm là thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nghĩa nói.

Chia sẻ tại hội nghị, ông Phạm Hải Phong - Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách Công thương (Bộ Công thương) cho hay, các nhà cung cấp linh kiện điện tử Việt Nam đang được định vị ở cuối đồ thị nụ cười. 

Các doanh nghiệp của chúng ta thường gắn với những khâu có giá trị gia tăng thấp như sản xuất, lắp ráp. Trong khi đó, các khâu quan trọng của chuỗi sản xuất như R&D, xây dựng thương hiệu, thiết kế, logistic, tiếp thị, bán hàng,... đều nằm trong tay doanh nghiệp ngoại. 

Đồ thị "đường cong nụ cười" thường được dùng để nói về vai trò các thành phần trong chuỗi cung ứng. 

“Các công ty Hàn Quốc thường có nhà cung ứng lớp 1 là doanh nghiệp Hàn Quốc. Cũng có một số nhà sản xuất Việt Nam trở thành đơn vị cung ứng lớp 1 nhưng số lượng rất ít, với các sản phẩm đơn giản. Các công ty Việt Nam chủ yếu tham gia vào lớp thứ 2 hoặc thứ 3 của chuỗi cung ứng này”,ông Phạm Hải Phong chia sẻ.

Theo chuyên gia của Bộ Công thương, ở lĩnh vực điện, điện tử, những nhà sản xuất FDI chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng cho ngành. Các công ty Việt Nam vừa nhỏ, số lượng ít và năng lực cung ứng cũng không mạnh. Một số linh kiện điện tử mà Việt Nam có tiềm năng sản xuất là bộ dẫn điện, bảng mạch điện tử và các sản phẩm điện tử tiêu dùng như thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe,...

Chia sẻ về thực trạng của các doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam có đặc thù là thâm dụng lao động lớn. Điều đó ngược hẳn với ngành công nghiệp điện tử ở các nước khác. Nguyên nhân do chúng ta chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp. Hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Hoa Kỳ. 

Bà Đỗ Thị Thúy Hương - Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt

Theo bà Hương, các doanh nghiệp điện tử nội địa đang gặp thách thức lớn về việc đảm bảo đủ năng lực về công nghệ, nhân lực và quản trị sản xuất. 

Thách thức thứ hai đến từ những áp lực phải đảm bảo tiến độ và chất lượng hàng giao, đồng thời tuân thủ quy định khắt khe của người mua hàng (các công ty đa quốc gia). Bên cạnh đó là việc phải chịu sự đánh giá và kiểm soát của các công ty đầu chuỗi với những yêu cầu tối ưu hóa quá trình sản xuất hàng ngày. 

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thị Thúy Hương đề xuất Chính phủ và Quốc hội cần ban hành các chính sách một cách nhất quán, ổn định, có tiên lượng lâu dài, trong đó ưu tiên cho doanh nghiệp nội. 

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam mong muốn các cơ quan Chính phủ thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật xuất nhập khẩu, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc kinh doanh, kết nối thương mại.

Chính phủ và các bộ ngành đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp ngành sản xuất phần cứng điện tử Việt Nam phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Theo ông Nguyễn Thiện Nghĩa, để giải quyết bất cập về chính sách, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm phần cứng điện tử Việt Nam, ngày 31/12/2022, Bộ TT&TT đã ký ban hành Thông tư 25/2022/TT-BTTTT về xác định nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm CNTT, nội dung số, phần mềm. 

Đây là chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nội trong sản xuất sản phẩm CNTT, giải quyết bất cập chênh lệch về thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc thấp hơn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
  • Ngày mai có đợt lạnh mới kèm mưa
  • Không còn tình trạng mua tài sản công về đắp chiếu
  • Cơ hội cho tài năng tỏa sáng
  • Cán bộ ngân hàng kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo 50 triệu đồng
  • VAA đào tạo kiểm toán viên nội bộ cấp độ chuyên sâu cho 36 học viên
  • Tạm giữ 4.300 khẩu trang và găng tay chưa xuất trình hồ sơ công bố chất lượng
  • Võ cổ truyền Hậu Giang đoạt 3 huy chương
推荐内容
  • Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
  • Khoảng 200 xe mô tô tang vật vi phạm bị thiêu rụi trong trụ sở công an huyện
  • Thể thao thành tích cao: 9 tháng đầu năm, đoạt 59 huy chương các loại
  • Infographics: Bộ Tài chính đã bãi bỏ 42 thủ tục hành chính
  • Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
  • Thể thao Việt Nam: Nhiều cái tên không còn là số 1