当前位置:首页 > Cúp C2 > 【du đoán bóng đá hôm nay】Đề xuất giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

【du đoán bóng đá hôm nay】Đề xuất giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông

2025-01-11 02:04:52 [World Cup] 来源:Empire777

Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Thông tư quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Nội dung Dự thảo này quy định về phạm vi các vụ việc giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông; giám định viên tư pháp,Đềxuấtgiámđịnhtưpháptronglĩnhvựcthôngtinvàtruyềnthôdu đoán bóng đá hôm nay người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp; áp dụng các quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

undefined
Đề xuất giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

Theo Dự thảo, tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Người giám định tư pháp theo vụ việc phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo thuộc một trong các chuyên ngành: báo chí, xuất bản (bao gồm: xuất bản, in, phát hành); bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; thông tin điện tử; luật; kinh tế hoặc lĩnh vực đào tạo khác phù hợp với chuyên môn đề nghị bổ nhiệm.

Ngoài ra, giám định viên phải có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên (trực tiếp làm công tác chuyên môn về chuyên ngành được đào tạo) tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp.

Trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.

Dự thảo quy định thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo đó, thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định, lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, gửi Vụ Tổ chức cán bộ. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng Vụ Pháp chế xem xét hồ sơ, lựa chọn và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

Đối với giám định viên tư pháp ở địa phương, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp, đề nghị Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp.

Cũng theo Dự thảo, Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thành lập quy định tại Điều 30 Luật Giám định tư pháp. Hội đồng giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập. Việc thực hiện giám định trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được tiến hành như sau:

Nghiên cứu, phân tích kỹ hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các tài liệu, thông tin được người trưng cầu, yêu cầu giám định đã giao, cung cấp; Xác định rõ đối tượng, những nội dung chuyên môn cần xem xét, đánh giá; Tiến hành khảo sát hoặc xác minh vấn đề cần thiết có liên quan mà người trưng cầu, yêu cầu giám định không thể cung cấp được tài liệu, thông tin về vấn đề đó (nếu có);

Tiến hành so sánh, đối chiếu vấn đề hoặc đối tượng cần giám định với quy chuẩn chuyên môn về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định; Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến chuyên môn cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định; Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读