【kèo đồng banh nửa trái là gì】Nơi thức tỉnh những tâm hồn lầm lỡ

时间:2025-01-10 18:08:54 来源:Empire777

Công việc đặc thù

Cơ sở cai nghiện ma túy Bình Phước trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,ơithứctỉnhnhữngtacircmhồnlầmlỡkèo đồng banh nửa trái là gì đứng chân trên địa bàn ấp 5, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành. Giám đốc cơ sở Trương Vĩnh Ký cho biết: Đây là cơ quan đặc thù vì quản lý đối tượng nghiện ma túy. Chính vì vậy, cán bộ, viên chức nơi đây thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với số lượng tùy thuộc vào số học viên đưa vào cơ sở. Hiện cơ sở có 64 cán bộ, viên chức quản lý, giáo dục khoảng 400 đối tượng cai nghiện ma túy bắt buộc và tự nguyện có hộ khẩu thường trú tại địa bàn tỉnh. Trong đó, những trường hợp cai nghiện bắt buộc là đã có quyết định của tòa án. Trên thực tế, đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh còn rất nhiều, trong đó có đối tượng đến từ các tỉnh, thành khác. Vì thế, Bình Phước đang có chủ trương đầu tư mở rộng quy mô cơ sở với khả năng quản lý 2.000 đối tượng trong thời gian tới.

Chị Trương Thị Nhằn hướng dẫn kỹ năng sống cho học viên

Chị Phạm Thị Thu Dung, Trưởng phòng Tư vấn tâm lý - Trị liệu cho biết: Theo quy định, cai nghiện bắt buộc tối thiểu 12 tháng, tối đa 24 tháng. Còn cai nghiện tự nguyện tùy thuộc vào gia đình nhưng tối thiểu 6 tháng. Vào cơ sở khoảng 15 ngày sau khi cắt cơn, học viên đảm bảo sức khỏe thì cho ra ngoài thực hiện quy trình lao động, học tập bắt buộc với 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu gọi là “lớp quyết tâm”, thời gian từ 1-3 tháng. Học viên tìm hiểu về nội quy, quy chế và các chế độ, chính sách liên quan. Giai đoạn 2 là “lớp vươn lên”, thời gian từ 6-12 tháng, học về kỹ năng sống, giá trị sống. Giai đoạn 3 gọi là “lớp trưởng thành”. Đây là giai đoạn chiếm khoảng 2/3 tổng thời gian cai nghiện, tập trung cho công tác phòng, chống tái nghiện.

Theo chị Dung, trong 3 giai đoạn thì giai đoạn đầu tiên - “lớp quyết tâm” là quan trọng nhất. Bởi học viên khi mới qua giai đoạn cắt cơn thì tư tưởng thường không ổn định, hay suy nghĩ về những vấn đề tiêu cực. Để học viên vượt qua giai đoạn này, giáo viên phải theo sát, chia sẻ, đồng cảm với họ. Luôn gần gũi phân tích, hướng dẫn để họ hiểu rõ những việc mình cần làm và đề ra mục đích phấn đấu trong thời gian cai nghiện tại cơ sở. Đặc biệt, để cai nghiện thành công, ngoài tình yêu thương, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ thì cần có sự hợp tác của gia đình, người thân trong việc cung cấp thông tin về học viên cũng như hoàn cảnh gia đình.

Tạo niềm tin cho học viên

Trong thời gian nghiện ma túy, học viên thường mất đi các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, lao động. Vì thế, để hoàn thành chương trình cai nghiện thì học tập và lao động là bắt buộc đối với học viên, để khi tái hòa nhập cộng đồng họ không còn bỡ ngỡ, mà có thể đi xin việc làm ngay hoặc tham gia các tổ chức xã hội khác. Tùy vào khả năng, sở trường, nguyện vọng của mỗi học viên mà được học các nghề cơ bản khác nhau. Hiện cơ sở có rất nhiều ngành nghề, công việc như đan lát, mộc, xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi, nấu ăn... Mỗi ngành nghề, công việc có từ 10 học viên trở lên. Song song với học tập, lao động, tùy vào sở thích mà học viên tham gia hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí khác nhau. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp các học viên quên đi chất kích thích. Sau thời gian được cảm hóa, giáo dục, rèn luyện ở môi trường lành mạnh, thân thiện với đội ngũ cán bộ tâm huyết, nhiệt tình nên các học viên đều có tinh thần tự giác cao, làm đúng việc phân công, đúng thời gian quy định. Và để các học viên tuân thủ thực hiện đúng các phác đồ trị liệu tại cơ sở, cán bộ nơi đây ngoài yêu nghề còn phải biết cách “truyền lửa”.

Với 8 năm chuyên hướng dẫn, đào tạo học viên các kỹ năng chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, chị Trương Thị Nhằn, cán bộ Phòng Tư vấn tâm lý - Trị liệu chia sẻ: Để học viên có niềm tin trước cộng đồng, gia đình thì mình phải biết “truyền lửa”, truyền nội lực, niềm tin cho họ. Khi họ thực sự có niềm tin vào cuộc sống thì sẽ được cộng đồng, gia đình ủng hộ, chào đón. Và để học viên không còn tái nghiện khi tái hòa nhập cộng đồng, giáo viên phải hướng dẫn họ hiểu biết về tác hại của ma túy đối với bản thân, gia đình và xã hội, truyền đạt kỹ năng phòng, chống và những biện pháp để hỗ trợ cai nghiện thành công. “Sau khi hoàn thành cai nghiện tại cơ sở, cán bộ vẫn theo dõi và hỗ trợ học viên thêm 3 tháng. Làm sao để họ thực sự quyết tâm từ bỏ ma túy sau tái hòa nhập cộng đồng mới là thành công. Với sự quyết tâm cao của cô và trò nên đã có rất nhiều học viên cai nghiện thành công, không còn tái nghiện. Đây mới thực sự là niềm vui lớn của đội ngũ cán bộ, viên chức chúng tôi” - chị Nhằn bộc bạch.

Là đơn vị đặc thù nhưng các chế độ, chính sách, thu nhập của cán bộ làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Song vì tình yêu nghề, trách nhiệm với công việc, họ sẵn sàng vượt qua tất cả với mong muốn giúp học viên cai nghiện thành công, sớm tái hòa nhập cộng đồng trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

推荐内容