【ty le.keo】Vạch trần quy trình làm vàng kém chất của gian thương
Vàng độn tạp chất
Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Namvề hiện tượng vàng độn diễn biến phức tạp trên thị trường,ạchtrầnquytrìnhlàmvàngkémchấtcủagianthươty le.keo ông Vũ Minh Châu - TGĐ Công ty vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu khẳng định, kim loại được độn vào vàng chủ yếu là vonfram và một số kim loại nặng khác. Kẻ gian độn Vonfram vào vàng rồi bán ra thị trường với mục đích trục lợi, kiếm lời bất chính vì vonfram là kim loại rẻ nhất trong số các kim loại có thể độn được vào vàng.
Vàng độn tạp chất vẫn thường trực trong nỗi lo của người tiêu dùng. |
Theo Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, volfram còn có tên là Tungsten, ký hiệu là W - là một kim loại có màu trắng xám, nó khá rẻ tiền và khá phổ biến, thường được sử dụng làm dây tóc trong bóng đèn tròn. Sở dĩ khi trộn nó vào vàng thì hợp kim đó có thể “qua mặt” các phương pháp xác định tuổi vàng thông dụng hiện nay.
Theo ông Vũ Minh Châu, hiện một lọ chứa 100g vonfram tinh khiết có giá khoảng 2,4 triệu đồng (tương đương với 100 ngàn đồng một chỉ vonfram). Do đó, khi trộn vonfram với vàng, kẻ gian có thể lấy cắp được 1 tới 3 chỉ trong 1 cây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp và người tiêu dùng nếu không may mua phải loại vàng độn này cũng sẽ mất oan số tiền tương tự.
"Hiếm có ngành nào vốn lớn mà tỷ suất lợi nhuận là thấp như ngành vàng, chưa đạt tới 0,03%. Trong khi đó lãi vay ngân hàng lên tới hơn 20%. Thêm vào đó, mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra thấp càng khiến lợi nhuận của doanh nghiệp teo tóp đi. Trước đây, mức giá chênh lệch dao động từ khoảng từ 1 – 3%/cây. Tỷ suất lợi nhuận thấp lại thêm sự cố vàng độn vonfram đã khiến thị trường vàng lao đao", ông Châu cho biết.
Ông Vũ Minh Châu cho rằng, tình trạng vàng bị độn vonfram đã được kiểm soát và người tiêu dùng hãy yên tâm về các sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh vàng chân chính. Ảnh: N. M |
Thực tế, sự cố vàng độn vonfram đã được kiểm soát, không còn doanh nghiệp mua phải vàng độn nữa và họ cũng quản lý chặt chẽ đầu ra nên rủi ro cho khách hàng là rất thấp. Tuy nhiên, không ít người vẫn có tâm lý e dè nên khi có nhu cầu mua vàng, hầu hết các khác hàng đổ xô tới các đại lý, cửa hàng chính hãng của các doanh nghiệp lớn, gây nên tình trạng không đảm bảo an ninh, lộn xộn, quá tải, các đại lý chính hãng quá tải.
Đặc biệt, có những ngày, đại lý phục vụ không kịp phải viết giấy nợ, giấy hẹn khách hàng tới hôm khác. Ngoài ra, có những cửa hàng, đại lý cũng trực thuộc của doanh nghiệp nhưng do tâm lý lo ngại mua phải vàng thiếu tuổi, thiếu cân, vàng giả, động tạp chất nên khách hàng cũng không giao dịch.
Đến thực tế vàng trang sức bị thả nổi