Mỹ,ìnhhìnhUkrainemớinhấtcậpnhậtngàtỷ lệ đặt cược Ukraine sử dụng vũ khí hóa học bình định miền Đông
Theo tin tức về tình hình Ukraine mới nhất trên báo điện tử Một Thế Giới, Bộ Quốc phòng nhà nước tự xưng Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR), tuyên bố vào hôm thứ 30/5 rằng quân đội chính phủ đã sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại phiến quân nổi dậy. Phát ngôn viên của Bộ, Eduard Basurin, cho biết lực lượng vũ trang Ukraine trong vài tuần qua, liên tục tăng cường an ninh và giải tán thường dân tại các khu vực đóng quân, để che dấu những hoạt động bí mật.
Báo chí địa phương dẫn lời ông Basurin, quân đội Kiev trong thời gian gần đây liên tục có những hành động đáng ngờ, đặc biệt khi một số xe tải quân sự bí mật vào ra các căn cứ sát giới tuyến an ninh. Ngoài ra, còn có một số dấu hiệu cho thấy Mỹ nhúng tay vào kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học của chính phủ Ukraine. Điều đó cho thấy Kiev và Washington quyết tâm tiêu diệt miền Đông bằng mọi giá.
Tình hình Ukraine mới nhất cho biết Mỹ, Ukraine sử dụng vũ khí hóa học bình định miền Đông
Các phương tiện truyền thông Nga trước đó cũng từng cáo buộc quân đội Ukraine sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến với lực lượng nổi dậy. Tháng 8.2014, RIA Novosti đưa tin lực lượng vũ trang Kiev đã sử dụng một số vũ khí hóa học tại Donetsk, trong đó có một chất làm ảnh hưởng đến “giác quan” của binh lính. Trong khi đó, tại cuộc chiến ở Semyonovka gần thành phố Slavyansk, phiến quân liên tục báo cáo về việc quân đội chính phủ dùng một loại vũ khí hóa học chưa xác định trong quá trình giao chiến.
Vụ việc được ghi nhận vào tháng 6.2014, tuy nhiên sau đó không được điều tra rõ ràng. Chính phủ Ukraine không đưa ra bất cứ một bình luận nào, cũng như lên tiếng bác bỏ các cáo buộc từ phía lực lượng nổi dậy. Điều này khiến nhiều nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ, liệu Kiev có đang bí mật vận chuyển vũ khí hóa học về miền Đông, sát với giới tuyến an ninh giữa hai bên.
Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính giúp Ukraine tái thiết
Theo Vietnam+, truyền thông Đức ngày 30/5 đưa tin Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine để giúp đỡ hàng triệu người dân nước này phải rời bỏ nhà cửa do cuộc xung đột ở miền Đông. Tuyên bố trên của Ngoại trưởng Đức được đưa ra cùng ngày khi ông Steinmeier tới thăm một trại tị nạn ở Dnipropetrowsk, thành phố nằm sát hai khu vực Luhansk và Donetzk ở miền Đông Ukraine hiện do lực lượng ly khai kiểm soát, song không cho biết con số hỗ trợ cụ thể.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier
Kể từ khi bắt đầu xảy ra cuộc xung đột ở Đông Ukraine, Chính phủ Đức tới nay đã viện trợ 10 triệu euro cho Ukraine nhằm giúp đỡ cho khoảng 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa do xung đột, trong đó có khoảng 1,2 triệu người chuyển tới các vùng khác ở nước này để lánh nạn, trong khi số còn lại phải tìm cách di cư sang các nước láng giềng. Trước đó, trong khuôn khổ chuyến thăm hai ngày ở Ukraine, Ngoại trưởng Steinmeier đã gặp Tổng thống và Thủ tướng Ukraine, kêu gọi Kiev tiếp tục tiến hành cải cách nhằm mang lại sự ổn định chính trị và tài chính cho quốc gia Đông Âu này.
Ukraine bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia làm Thống đốc Odessa
VOVđưa tin, ngày 30/5, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã bổ nhiệm cựu Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, làm Thống đốc vùng Odessa. Tổng thống Poroshenko công bố thông báo bổ nhiệm trong một sự kiện được truyền hình tại thành phố cảng Odessa bên bờ Biển Đen. Đứng bên cạnh ông Saakashvili, Tổng thống Poroshenko đã gọi vị cựu lãnh đạo Gruzia là "một người bạn lớn của Ukraine".
Binh sĩ Ukraine đào hào tại khu vực xung đột gần Artemivsk (vùng Donetsk)
Trong một diễn biến khác, theo bộ phận phụ trách báo chí của Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko, người đứng đầu đất nước Ukraine vừa ký một luật cho phép chính phủ nước này hoãn kế hoạch trả nợ nước ngoài nếu cần. Trước đó, Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật kể trên vào ngày 19/5 trước những bất đồng gia tăng giữa quốc gia này và các chủ nợ liên quan tới kế hoạch tái cơ cấu 23 tỷ USD nợ nước ngoài.
Đợt cơ cấu nợ này sẽ giúp tiết kiệm chi tiêu trong giai đoạn 2015-2018 theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Luật này sẽ có hiệu lực sau khi được công bố chính thức và vẫn được áp dụng cho đến ngày 1/7/2016.
Bên cạnh đó, Ukraine khẳng định đang huy động 1 tỷ USD thông qua đợt phát hành các trái phiếu chính phủ mới (do Chính phủ Mỹ bảo lãnh) và hy vọng động thái này sẽ góp phần giảm chi phí đi vay của nước này trên thị trường tài chính quốc tế. Bộ Tài chính Ukraine cho biết đợt phát hành trái phiếu trên nếu thành công thì sẽ cùng với những biện pháp khác của chính phủ nhằm tái cơ cấu số nợ nước ngoài khổng lồ, sẽ có thể mở ra cơ hội để nền kinh tế nước này tăng trưởng trở lại.
Trang Mạc (T/h)
Những tin tức mới nhất về tình hình Ukraine ngày 25/5/2015