【keo bóng đá trực tiếp】Ngăn chặn nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm XH vì sao khó?
Thiếu “cây gậy” thanh tra
“Tính đến hết tháng 3-2014, tổng số nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện là trên 11 nghìn tỷ đồng (trong đó, nợ BHXH là trên 7,4 nghìn tỷ đồng, nợ bảo hiểm y tế là trên 3,1 nghìn tỷ đồng và nợ bảo hiểm tự nguyện là 500 tỷ đồng) là có thật, nhưng tôi cho rằng trong thời gian tới nếu chúng ta đưa ra các giải pháp tốt thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng nợ đọng như hiện nay”- Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh nói.
Hiện nay, có nhiều DN để nợ BHXH kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Thậm chí, có trường hợp chủ DN chiếm dụng tiền BHXH như: Thực hiện trích trừ tiền BHXH, bảo hiểm y tế của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ BHXH. Mặt khác, với mức lãi suất xử phạt tình trạng chậm đóng BHXH thấp hơn lãi suất vay ngân hàng nên nhiều DN chây ỳ hoặc chiếm dụng tiền bảo hiểm của người lao động để sản xuất, kinh doanh.
Từ thực trạng này, cơ quan BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục như: Phối hợp kiểm tra liên ngành, thành lập tổ thu nợ liên ngành, công khai danh sách các đơn vị nợ tiền BHXH lên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện khởi kiện đơn vị sử dụng lao động ra tòa án dân sự… nhưng kết quả hạn chế.
Do đó, theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh, cơ quan Bảo hiểm xã hội cần thiết phải có công cụ thanh tra bởi cơ quan này được giao quản lý thu chi số tiền rất lớn.
Hiện nay, ngành Lao động- Thương binh và Xã hội có khoảng 500 cán bộ thanh tra, ngành Y tế là 300 cán bộ thanh tra nhưng đội ngũ này phải thực hiện nhiệm vụ thanh tra rất nhiều lĩnh vực, do vậy thanh tra về BHXH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, vì thế số DN được thanh tra đạt khoảng 0,5% số DN đang tham gia BHXH, bảo hiểm y tế.
Theo Trưởng Ban Chi- BHXH Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Xuân, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc…, tổ chức BHXH có quyền thanh tra tất cả các DN đang hoạt động, nếu cố tình không khai báo, trốn đóng, chậm đóng BHXH thì xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật BHXH; Tổ chức BHXH có quyền sau khi xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu Tòa án cưỡng chế và khởi tố dân sự, hình sự đối với DN nợ tiền BHXH theo mức độ để áp dụng…
Huy động các giải pháp để tránh vỡ quỹ
Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế, với các chính sách hiện hành, đến năm 2021, Quỹ BHXH Việt Nam sẽ mất cân đối thu, chi; đến năm 2034 phần kết dư này cũng không còn, dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi đó người lao động sẽ không nhận được lương hưu. Đây được xem là đánh giá trùng khớp với nghiên cứu của cơ quan BHXH Việt Nam.
Bởi theo Trưởng Ban Thu của BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu, hiện nay số đơn vị đăng ký thành lập DN là trên 500 nghìn DN nhưng thực tế có khoảng trên 300 nghìn DN đang hoạt động và chỉ có 150 nghìn DN tham gia BHXH. Như vậy, có đến 50% DN không tham gia BHXH. Còn theo thống kê của ngành Lao động- Thương binh Xã hội, số đối tượng có quan hệ lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là khoảng 16 triệu người; trong khi đó đối tượng đang tham gia BHXH là gần 11 triệu người, chiếm 68,8% số người phải tham gia. Như vậy, còn trên 5 triệu người chưa tham gia BHXH, tương ứng số thu BHXH, bảo hiểm y tế khoảng 56 nghìn tỷ đồng/năm.
“Ngoài ra, thực tế hiện nay, dựa vào mức lương để đóng BHXH vẫn mang tính hình thức bởi nhiều DN ký hợp đồng lao động bằng mức tiền lương tối thiểu hoặc ký 2 hợp đồng với người lao động ở mức khác nhau và lấy hợp đồng có số tiền lương phải trả ít hơn số thực trả để đăng ký với cơ quan BHXH. Ví dụ, hiện tiền lương, tiền công bình quân của người lao động đang tham gia BHXH của khối DN ngoài Nhà nước là 2,8 triệu đồng nhưng theo báo cáo của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, thực tế tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp khác là 3,8 triệu đồng. Vì vậy, với khoản chênh lệch 1 triệu đồng thì số thu BHXH, bảo hiểm y tế tương ứng khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm”- ông Trần Đình Liệu nói.
Bên cạnh đó, còn những bất cập như: Diện bao phủ BHXH thấp, mới chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; nguyên tắc đóng- hưởng chưa phù hợp; số người nhận trợ cấp một lần tăng… dẫn đến tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH trong tương lai gần.
Trên cơ sở đó, BHXH Việt Nam kiến nghị Quốc hội sớm sửa đổi Luật BHXH, bảo hiểm y tế để khắc phục những bất cập của chính sách, cơ chế, đề xuất nâng mức xử phạt hành chính gấp nhiều lần, nâng lãi suất chậm đóng như lãi suất quy định tại Luật Quản lý thuế, giao quyền cho BHXH có chức năng thanh tra, kiểm tra DN vi phạm về BHXH…
Cụ thể, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHXH đã hướng tới hai mục tiêu là:Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân thông qua việc bổ sung, điều chỉnh chính sách để mở rộng nhanh hơn diện bao phủ BHXH. Nhà nước có chính sách để khuyến khích, hỗ trợ người lao động trong khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hướng tới mục tiêu năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ hai,đảm bảo an toàn, cân đối quỹ bảo hiểm xã hội thông qua việc xây dựng lộ trình hợp lý nhằm điều chỉnh công thức tính lương hưu theo nguyên tắc mức hưởng phải dựa trên cơ sở mức đóng và tăng thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo cân đối với thời gian hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Đồng thời, tăng chế tài xử lý các DN vi phạm về BHXH thông qua việc tăng mức lãi suất chậm nộp gấp 2 lần mức lãi vay ngân hàng; hình sự hóa một số hành vi chiếm dụng tiền đóng BHXH của người lao động và trốn đóng BHXH.
相关推荐
- Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- Chuyên gia đề xuất dành quỹ đất giá rẻ để xây, lắp trạm sạc xe điện
- Ba tuyến cáp quang biển gặp sự cố
- Du thuyền chinh phục Bắc Cực trang bị buồm bọc pin mặt trời có thể thu gọn
- Tỉnh Bình Dương: Đón nhận đầu tư hơn 1,7 tỷ USD
- Nhà máy điện mặt trời nổi ngoài khơi lớn nhất thế giới
- Tại sao pin laptop nhanh cạn
- Samsung Galaxy Watch FE ra mắt: Màn OLED chống xước, pin 40 giờ, giá từ 200 USD