Bằng việc chính thức “yêu cầu tham vấn” với 3 nước láng giềng Arab nói trên – bước đầu tiên trong một vụ tranh chấp thương mại,ếunạilênWTOcáchoạtđộngtẩychaythươngmạbảng xếp hạng giải vô địch mexico Qatar đã kích hoạt thời hạn 60 ngày để 3 nước này giải quyết đơn khiếu nại của Doha. Nếu không, Saudi Arabia, Bahrain và UAE sẽ phải đối mặt với một vụ kiện tại WTO và nguy cơ Doha sẽ đưa ra những biện pháp trừng phạt thương mại trả đũa. Đơn khiếu nại của Qatar chỉ trích hành động tẩy chay thương mại của 3 nước láng giềng Arab là "các nỗ lực mang tính cưỡng ép nhằm cô lập kinh tế" và cản trở các quyền trao đổi thương mại của Doha.
Theo Đại diện của Qatar tại WTO, ông Ali Alwaleed al-Thani, Doha cho tới nay vẫn luôn kêu gọi đối thoại, thương lượng và việc đệ đơn lên WTO là một phần chiến lược thúc đẩy đối thoại với các bên liên quan. Qatar muốn có thêm thông tin về những biện pháp trừng phạt của các nước Arab láng giềng cũng như tính hợp pháp của những biện pháp này nhằm hướng tới tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao hiện nay.
Hiện 3 nước Saudi Arabia, Bahrain và UAE chưa có phản ứng về đơn kiến nghị của Qatar. Trước đó, nhóm các nước Arab tẩy chay Qatar khẳng định với WTO rằng các biện pháp chống lại Doha được xem là "hành động bảo vệ an ninh quốc gia," phù hợp với luật pháp quốc tế.
Các nước Arab cũng tuyên bố sẵn sàng đối thoại với Qatar nhằm giải quyết tranh chấp "với điều kiện Doha phải chấp nhận bản yêu sách gồm 13 điểm," trong đó có nội dung ngừng tài trợ chủ nghĩa khủng bố và can thiệp vào các công việc nội bộ của các nước khác. Tuy nhiên, đơn khiếu nại của Doha lên WTO không bao gồm Ai Cập, quốc gia cũng tham gia tẩy chay thương mại nước này, song không trục xuất công dân Qatar cũng như không yêu cầu người dân của mình tại Qatar về nước.
Từ đầu tháng 6 vừa qua, nhóm 4 nước Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Doha với cáo buộc quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và thực thi các chính sách gây bất ổn trong khu vực. Qatar đã bác bỏ mọi cáo buộc. Qatar hiện là một trong những nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu thế giới và là nơi đặt căn cứ quân sự lớn nhất của Mỹ tại Trung Đông.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày, Qatar phản bác các cáo buộc từ phía Saudi Arabia rằng nước này đang tìm cách quốc tế hóa cuộc hành hương Hajj trong bối cảnh tình hình căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh chưa tìm được lối thoát. Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Al Jazeera, Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani nêu rõ cho đến nay không có quan chức Qatar nào đề cập đến việc quốc tế hóa cuộc hành hương Hajj và cho rằng chính Saudi Arabia đang muốn chính trị hóa hoạt động này nhằm tác động đến cuộc khủng hoảng vùng Vịnh.
Hajj là cuộc hành hương thường niên tới thánh địa Mecca tại Saudi Arabia thu hút hàng trăm nghìn người Hồi giáo trên toàn thế giới tham gia. Mặc dù người hành hương Qatar được phép tới Saudi Arabia để tham gia Hajj, song họ gặp phải một số giới hạn, tác động từ lệnh trừng phạt do Chính phủ Saudi Arabia áp đặt đối với Qatar.