Ở trường,ờkhạket qua ty so các lớp cũng tổ chức vận động học sinh quyên góp tiền và áo quần, sách vở hỗ trợ các bạn vùng lũ. Không ngần ngại, con bé về nhà ôm con heo đất đã “nuôi” được hai năm bằng tiền mừng tuổi đến trường, trao cho cô giáo chủ nhiệm. Trước sự chứng kiến của cả lớp, cô giáo khui heo đất và đếm được hơn 9 triệu đồng. Cả lớp vỗ tay rần rần hoan hô. Sự việc được báo cáo lên ban giám hiệu, ngay lập tức, nhà trường đã gửi thư tới gia đình cảm ơn cha mẹ cô bé đã nuôi dạy con tốt để con biết chia sẻ nỗi đau của đồng loại. Cầm lá thư cảm ơn của nhà trường do chính con bé đưa, mẹ nó sững người rồi quát, bảo sao lại khờ khạo thế hả con? Các bạn ủng hộ bao nhiêu thì mình bấy nhiêu, sao lại ôm cả con heo đất đi ủng hộ hả trời? Đúng là “khôn nhà dại chợ”, không biết xót thương công sức của bố mẹ. Thôi từ nay đến hết năm học, cấm được xin tiền bố mẹ mua sách vở và đồ dùng học tập nghe chưa. Đúng là “con dại cái mang”!
Nó đã thực sự ngỡ ngàng trước phản ứng của mẹ. Từ trước tới nay, nó vẫn biết mẹ không thuộc típ người hào sảng, nhưng mẹ luôn dạy nó phải ngoan ngoãn, thật thà, độ lượng, không được làm điều xấu. Vâng lời mẹ và thầy cô, nó đã cố gắng để trở thành một đứa trẻ ngoan. Thế nhưng dường như mẹ rất ít khen khi nó làm một việc tốt cho ai đó, ví như cho bác Thảo bên hàng xóm bơm nước nhờ vì giếng nhà bác cạn nước, như cho bạn Hà chiếc kéo thủ công và mấy thỏi gôm vì nó có rất nhiều... Có lần nó ở nhà một mình, thấy bà xin ăn đi ngang qua ngõ. Không có tiền, nó vào thùng xúc cho bà mấy lon gạo. Thấy bà có vẻ đói và rất mệt, nó bới cơm cho bà ăn. Ăn xong bà mệt quá tựa lưng vào tường mà ngủ. Mẹ nó về nhìn thấy cảnh đó thì la lối ầm ĩ, bảo sao lại “rước” ăn mày vào nhà. Bà xin ăn đi rồi, mẹ “lên lớp” cho nó cả buổi về tinh thần cảnh giác, rằng bây giờ không thể tin ai được, có nhiều kẻ giả ăn mày, giả bán hàng, giả làm từ thiện để lừa đảo, trộm cắp. Với lại trông bà ấy bẩn thỉu thế, ăn uống vào chén đũa, lây bệnh thì sao!
Con bé bỗng thấy rối trí, bởi hằng ngày ở trường nó và các bạn được truyền dạy những bài học làm người như tính trung thực, lòng bao dung, sự cảm thông, chia sẻ... Và nó muốn được sống đúng như những bài học trong sách, những lời chỉ dạy của thầy cô ở trường. Thế nhưng mỗi ngày, nó lại được tiếp nhận sự muôn màu muôn vẻ trong cuộc sống. Qua đó, những giá trị tưởng như bền vững về tính ngay thẳng, lòng trung thực trong sách vở đã bị lung lay. Và con bé trở nên hoài nghi những điều đã được truyền dạy, những bài học về đạo đức làm người. Nhiều lúc nó tự hỏi, liệu nó có phải là đứa khờ khạo? Liệu có phải thầy cô đang nói về những điều không có thực trong cuộc đời này? Có phải chỉ những con người khờ khạo, thơ ngây mới sống và làm theo những điều trong sách? Và nó thấy thật sự bối rối, băn khoăn...
L.T
顶: 695踩: 93
【ket qua ty so】Con bé khờ khạo
人参与 | 时间:2025-01-10 11:21:34
相关文章
- Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- Cải thiện năng suất lao động là yêu cầu đầu tiên đối với phát triển bền vững
- TCVN ISO 39001:2014: Giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam
- Quản lý chất lượng khí dùng trong y tế
- Ngày 3/1: Giá heo hơi ổn định tại nhiều địa phương
- Siêu máy tính dự đoán Adelaide United vs WS Wanderers, 15h35 ngày 27/12
- Bất chấp Covid
- Phát triển năng suất dựa trên đổi mới sáng tạo yếu tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế
- SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025
- Tra cứu âm lịch hôm nay ngày 23 12 2024
评论专区