您现在的位置是:World Cup >>正文

【tyle bong da】Vất vả, nhưng vẫn luôn đồng hành cùng người bệnh

World Cup569人已围观

简介Nhân viên bộ phận cấp dưỡng chuẩn bị bữa ăn cho bệnh nhânHằng ngày, chị Lê Thị Xuân Thủy, nhân viên ...

Nhân viên bộ phận cấp dưỡng chuẩn bị bữa ăn cho bệnh nhân

Hằng ngày,ấtvảnhưngvẫnluônđồnghànhcùngngườibệtyle bong da chị Lê Thị Xuân Thủy, nhân viên có gần 24 năm gắn bó với bộ phận cấp dưỡng Trung tâm Bảo trợ xã hội đều dậy từ rất sớm để lo chu toàn việc nhà, dọn dẹp nhà cửa, nấu sẵn thức ăn để ông xã cùng hai đứa con có thể tự lo liệu buổi trưa. Xong việc nhà, chị lại tất tả vượt quãng đường gần 10km để kịp giờ làm việc.

Công việc của chị Thủy bắt đầu với việc kiểm kê thực phẩm được chuyển đến, sau đó chuẩn bị bữa cơm cho khoảng 600 bệnh nhân. Gần trưa, khi đồ ăn đã chuẩn bị xong, chị cùng các nhân viên vận chuyển đồ ăn trên các xe đẩy đến từng khu bệnh để phát và giúp đỡ bệnh nhân hoàn thành buổi ăn. Sau đó là dọn dẹp và tiếp tục chuẩn bị cho bữa chiều.

Chị Thủy tâm sự, phục vụ lượng bệnh nhân khá đông nhưng toàn bộ nhân lực ở bộ phận cấp dưỡng chỉ có 10 người nên ai cũng phải làm việc luôn tay, không có thời gian nghỉ trưa, chưa kể nhiều lúc bệnh nhân thần trí không tỉnh táo, lên cơn là vung vãi, hất đổ thức ăn hay nặng hơn là phá xe, các nhân viên phải hợp lực ngăn chặn để kịp thời cấp thuốc cắt cơn.

“Lúc đầu chưa quen chị em chúng tôi cũng sợ lắm, nhưng riết rồi dạn hơn, lâu dần cũng có tình cảm với bệnh nhân, coi họ như người thân trong gia đình. Nhiều người lên đây có biết mổ heo là gì đâu, nhờ tăng gia sản xuất có heo nên mọi người mới tập dần, giờ chị em ai cũng lành nghề cả”, chị Thủy nhớ lại.

Chăm lo cho sức khỏe cho người bệnh, nhưng đội ngũ cán bộ y tế tại đây đôi lúc kiêm luôn công việc “vệ sĩ” có khi lại là “bảo mẫu”. “Hai giờ sáng, không gian tĩnh mịch tại trung tâm bị phá vỡ bởi tiếng la hét thất thanh, đập phá đồ đạc của một bệnh nhân lên cơn, lúc đó tôi là người mới nên khá bối rối, ca trực đêm chỉ có một mình nên phải tự xoay sở cho đến khi nhận được sự trợ giúp, chật vật một lúc lâu mới có thể bình ổn bệnh nhân. Mấy anh chị đi trước động viên, chú là lính mới nên chưa quen thôi”, anh Cao Văn Hóa, nhân viên y tế Phòng Y tế phục hồi sức khỏe chia sẻ.

Chăm sóc bệnh nhân không dễ dàng, chăm sóc bệnh nhân tâm thần lại càng khó khăn hơn. Chuyện bệnh nhân quấy phá như là “chuyện thường ngày ở huyện”, khá vất vả, đôi lúc dở khóc dở cười nhưng rồi cũng quen dần, anh Hóa kể.

Trung tâm Bảo trợ xã hội đóng tại phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà là nơi tiếp nhận điều trị hai đối tượng chính: bệnh nhân tâm thần và học viên cai nghiện. Hiện trung tâm có 71 cán bộ nhân viên, chăm sóc cho hơn 530 bệnh nhân; năm 2017 đã có 47 người bệnh trở về với gia đình, tái hòa nhập với cộng đồng.

Muốn chăm sóc tốt cho người bệnh điều cốt lõi nhất là ở cái tâm, phải thật sự coi người bệnh như người thân trong gia đình, ân cần từng chút một. Nhiều bệnh nhân chỉ quý duy nhất một cán bộ. Đến giờ ăn hay uống thuốc chỉ chịu nghe lời khi có cán bộ đó bên cạnh. Họ tuy là người lớn nhưng tâm tính lại giống trẻ con. Khi bệnh nhân bị bệnh nặng, trung tâm buộc phải chuyển về các cơ sở y tế khác để điều trị, người nhà có trách nhiệm chăm nom nhưng đa phần đều ở xa hay không có gia đình nên cán bộ trung tâm kiêm nhiệm luôn công việc này. Nhiều người còn bỏ tiền túi mua thêm đường sữa, trái cây tẩm bổ cho bệnh nhân.

“Nhiều khi tôi nghỉ phép, nhưng đến giờ ăn, uống thuốc lại cứ canh cánh trong lòng lo cho bệnh nhân. Có lẽ sống lâu với nhau nên tình cảm sâu đậm mất rồi”, anh Hóa cười xòa.

Anh Dương Đình Chánh, bảo vệ của trung tâm chia sẻ, không chỉ thuần nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, nhân viên bảo vệ của trung tâm còn kiệm nhiệm quản lý bệnh nhân lao động vật lý trị liệu. Chỉ cần một chút lơ là, bệnh nhân không hợp tác liền tranh thủ trốn khỏi trung tâm. Nhiều lúc anh cùng các đồng nghiệp phải lặn lội vào rừng lần mò từng gốc cây để tìm kiếm, may mắn thì được người dân xung quanh giúp đỡ giữ lại, báo tin.

Bệnh nhân khỏe mạnh chính là niềm vui, nguồn động viên lớn nhất đối với đội ngũ nhân viên y tế tại trung tâm. Tôi vẫn nhớ lời nói tưởng chừng ngây ngô nhưng rất thật của bệnh nhân Lê Thị Thúy Ninh: “Ở trong này còn vui hơn ở nhà gấp mấy lần”.

Ông Ngô Duy Bình, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội cho biết, khác với những công việc thông thường, họ phải tiếp xúc trực tiếp với những người bệnh đặc thù nên gặp khá nhiều khó khăn, tuy vậy anh chị em ở đây luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với sự quan tâm của tỉnh, vấn đề lương thưởng của đội ngũ cán bộ nhân viên luôn được đảm bảo đầy đủ theo quy định, ưu đãi của Nhà nước, giúp họ an tâm công tác.

Bài, ảnh: Minh Nguyên

Tags:

相关文章