发布时间:2025-01-12 18:50:21 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Mỗi cánh cổng mang những giá trị văn hóa,ởnhữngcánhcửkeo nha cai ma cao lịch sử khác nhau
Giữa những không gian lắng đọng ấy, chợt nhớ lời của nhà văn Trần Kiêm Đoàn trong một tác phẩm khá nổi tiếng của ông: “Nguồn trăm năm còn đọng lại nụ cười. Ở phía bên nầy, có người vẫn đang tìm về một thời Quốc Học - Đồng Khánh từ ngõ Huế xưa”.
Vùng đất của những cánh cổng
Có thể không nhiều về số lượng, nhưng Huế là mảnh đất lưu giữ được “dòng thời gian” qua sự đa dạng của những cánh cổng.
Ngay trong thành phố thôi, lên Kim Long, về Vỹ Dạ, xuôi về Bao Vinh... bạn sẽ bắt gặp những phủ đệ xưa hay những cánh cổng, đình chùa, công trình tuổi đời hàng trăm năm. Mỗi cánh cổng mang những giá trị văn hóa, lịch sử khác nhau. Thật thú vị khi đó không chỉ là nơi để vào - ra mà còn có công năng riêng trong quá khứ... Cánh cổng nhà vườn An Hiên là mẫu mực của kiến trúc hòa vào thiên nhiên; cổng các phủ đệ là biểu tượng lịch sử của một dòng họ danh gia; cánh cổng của Trường CĐ Công nghiệp là nơi mở ra giảng đường kỹ nghệ đầu tiên của xứ Đông Dương...
Cánh cổng khiêm tốn, ẩn mình thế thôi, nhưng sau đó là cả một bầu trời văn hóa và ký ức. Nhìn vào đó có thể đoán được gia thế, không phải ở địa vị chính trị mà gia phong, truyền thống của “gia chủ”. Càng có vị trí, người Huế càng chú trọng đến lễ giáo, gia quy. Đừng nghĩ rằng người Huế rườm rà, đó là sự đầu tư trang trọng của lễ nghi, của những chuẩn mực trong đời sống.
Theo TS. Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, những cánh cổng được xây dựng gắn với hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Dấu ấn rất đẹp của chúng là dù với chất liệu nào thì nhìn vào cũng khiêm tốn, mềm mại trước không gian chung.
Những cánh cổng “nép” mình nhưng vẫn mang giá trị trường tồn
Cánh cổng ngày xưa ở Huế thường nằm trong tổng thể hài hòa với lối đi, vườn tược. Lối đi vào dài, thoáng đãng, như đưa ra một thông điệp đến các vị khách rằng cần có bước đi thận trọng, chiêm nghiệm, để hiểu tính cách, gia phong của chủ nhà. Điều này cũng nhắc nhở mỗi người làm gì cũng nên từ tốn và thận trọng.
Mở dần những “cánh cửa” lòng người
Ông Vĩnh Phú, người trông nom phủ Tùng Thiện Vương cho hay sinh thời, Tùng Thiên Vương có hai đức tính truyền cho con cháu. Thứ nhất, ông xin vua cha đưa mẹ về phụng dưỡng và gần như chỉ có phủ Tùng Thiện Vương có nhà thờ mẹ. Thứ hai, trên đời, sự học là vô cùng. Ông được dân gian ngợi ca là “ông Hoàng hiếu” và “ông Hoàng áo vải”. Con cháu ngày nay luôn bảo nhau noi theo tổ tiên mình, sống luôn lấy đạo đức làm đầu.
“Rất nhiều đơn vị đến đặt vấn đề để khai thác du lịch, gia đình cũng xác định nếu làm được đó là điều tốt, sẽ phục dựng lại đời sống xưa, những nếp sống tốt đẹp được nhiều người biết. Song đã làm thì phải chín chắn, bài bản để không ảnh hưởng đến gia phong, truyền thống”, ông Vĩnh Phú chia sẻ.
Không chỉ phủ Tùng Thiện Vương, một số cánh cổng vẫn khép cửa mặc cho xã hội vận động, thay đổi. Có lẽ, đó gần như là tâm lý, tính cách chung của con người Huế: an toàn, thận trọng và không muốn có sự đánh đổi.
Để mở dần những cánh cổng vật chất, cần mở “cánh cửa” lòng người. Đó là mở cánh cửa của những cơ quan quản lý Nhà nước trong phối hợp thực hiện; giữa chính quyền và người dân; giữa doanh nghiệp và người dân; và người dân với người dân. Cần một cách làm để ít ra mở mỗi cánh cổng là mở ra những câu chuyện độc đáo trong khai thác du lịch Huế.
TS. Trần Đình Hằng cho rằng: “Cánh cửa là lằn ranh ước lệ của những khoảng cách. Xóa những khoảng cách và liên kết những cánh cổng sẽ góp phần mang giá trị tinh hoa truyền thống đến với mọi người. Có nhiều góc độ, có những cánh cửa khác nhau, nhưng luôn nhìn về hướng tích cực và hội tụ lại, đó là tinh thần Huế cần hướng đến !”.
Nếu được khai mở, sau những cánh cửa là những nghi lễ, nghi thức gia phong, tinh hoa nghề truyền thống… đưa du khách thông linh với thế giới di sản của tiền nhân. Từ đó, chắt lọc và xâu chuỗi lại thành những câu chuyện truyền đời qua không gian và thời gian cho hậu thế biết nâng niu, trân trọng những giá trị cốt lõi.
Theo ông Hoàng Văn Khánh, Giám đốc Vietravel - Chi nhánh Huế thì kịch bản khai thác dịch vụ ở nơi còn giữ dấu tích của danh gia vọng tộc, sẽ có những người lớn tuổi khăn đóng, áo dài ngồi uống nước cùng khách; có những nơi đọc sách, nơi ăn nghỉ, vui chơi chung. Khách được hòa mình trải nghiệm trong không gian truyền thống đó. Dịch vụ du lịch loại hình này thuộc hàng cao cấp, độc đáo!
Mang câu chuyện du ngoạn văn hóa qua những cánh cổng, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho hay, có thể hình thành city tour bằng đường bộ và cả đường sông đi qua những điểm này. Xây dựng những câu chuyện, hình thành tour du lịch giáo dục truyền thống, tinh hoa dân tộc là sản phẩm khác biệt. Hiện, Châu Hương viên đang là điểm được định hướng hình thành, giới thiệu, tái hiện lại đời sống ở chốn phủ đệ xưa. Sau thí điểm, sẽ mở rộng khai thác du lịch lâu dài cho Huế.
Bài: Đức Quang
Ảnh: Tuấn Kiệt - Đức Quang
相关文章
随便看看