【tối nay có đá banh không】Đa số hộ kinh doanh chuyển đổi có cơ hội tồn tại và phát triển

  发布时间:2025-01-27 05:16:09   作者:玩站小弟   我要评论
Theo báo cáo quản lý thuế năm 2017, số hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên là 102.095 hộ tối nay có đá banh không。

da so ho kinh doanh chuyen doi co co hoi ton tai va phat trien

TheĐasốhộkinhdoanhchuyểnđổicócơhộitồntạivàpháttriểtối nay có đá banh khôngo báo cáo quản lý thuế năm 2017, số hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên là 102.095 hộ; nhiều hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn thường xuyên có doanh thu lên đến vài trăm tỷ đồng/năm. Hiện nhiều hộ kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù không phù hợp với mô hình hộ khoán như: Kinh doanh hóa chất; vật tư và thiết bị y tế; máy móc thiết bị xây dựng; vật liệu xây dựng có nguồn gốc tài nguyên khoáng sản... Hộ kinh doanh hiện nay ngoài việc kinh doanh theo hình thức truyền thống thì cũng đã có nhiều hộ kinh doanh áp dụng các hình thức kinh doanh hiện đại như: Hợp tác kinh doanh với tổ chức như: Kinh doanh vận tải, kinh doanh bất động sản nghỉ dưỡng, kinh doanh thương mại điện tử (qua mạng xã hội và các sàn giao dịch điện tử) để mở rộng quy mô kinh doanh.

Trong khi đó, hiện khung pháp luật về hộ kinh doanh, các chính sách hỗ trợ và tổ chức quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan còn nhiều bất cập như: Chưa có tiêu thức để phân loại hộ kinh doanh để phục vụ công tác quản lý thuế; chưa có biện pháp để giám sát doanh thu đối với những hộ kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù; chưa có cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh; chưa có giải pháp để khuyến khích người dân lấy hoá đơn từ các hộ kinh doanh.

Tại Nghị quyết 35/NQ-CP hỗ trợ phát triển DN, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020 với mục tiêu là có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả và đưa ra nhiều giải pháp cho việc nâng cao số lượng DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh. Ông nhận định như thế nào về vấn đề này?

Hộ kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh khá đặc thù, cá nhân tự kinh doanh nhỏ lẻ nhưng lại tồn tại khá đông đảo trong nền kinh tế Việt Nam. Khác với loại hình tổ chức DN hay hợp tác xã, có văn bản luật điều chỉnh riêng thì hộ kinh doanh không có văn bản quy định riêng, mà được quy định lác đác ở một số văn bản khác nhau trong lĩnh vực thủ tục đăng ký kinh doanh, thuế… Nói cách khác, thân phận pháp lý của hộ kinh doanh cá thể không được định chế một cách rõ ràng dù đóng góp của loại hình này là không hề nhỏ với nền kinh tế và đời sống xã hội.

Đối tượng hộ kinh doanh nếu chuyển đổi lên DN sẽ giúp tăng số lượng DN lên. Tôi tin rằng, đa số DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ có cơ hội tồn tại và phát triển, bởi các DN này có nền tảng đã hoạt động kinh doanh thực tế, tồn tại và phát triển từ trước.

Mặc dù Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ có đưa ra một số giải pháp cho việc nâng cao số lượng DN chuyển đổi từ hộ kinh doanh, nhưng rõ ràng điều này là không dễ dàng. Do DN được điều chỉnh bởi Luật DN, nhưng hộ kinh doanh không có văn bản điều chỉnh rõ ràng nên không có bất kỳ mối liên hệ, liên thông nào giữa hai loại hình tổ chức này. Do đó, không có bất kỳ thủ tục pháp lý nào có thể áp dụng để chuyển đổi hộ kinh doanh lên thành DN. Cách duy nhất mà hộ kinh doanh có thể làm là giải thể hộ kinh doanh và thành lập một DN mới. Trên thực tế, hộ kinh doanh đang tồn tại các hoạt động kinh doanh sinh lợi tốt, thậm chí nhiều hộ kinh doanh còn lớn hơn DN, nhưng do khác biệt về cách quản lý, về hệ thống hóa đơn, chứng từ nên nếu hộ kinh doanh đó muốn sử dụng cơ sở kinh doanh cũ của mình để làm vốn và tài sản trong DN mới cũng hết sức khó khăn.

Hiện nay cơ quan Thuế đang tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho hộ kinh doanh cá thể trở thành DN như liên tục gửi thư mời, động viên và hỗ trợ thủ tục pháp lý. Ông đánh giá như thế nào về công tác này?

Nhìn nhận một cách khách quan, việc các cơ quan Thuế đang tạo nhiều điều kiện cho hộ kinh doanh cá thể trở thành DN bằng cách gửi thư mời, động viên tinh thần là có thật và diễn ra trên một số địa bàn nhất định. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng hộ kinh doanh vẫn coi cơ quan Thuế là nơi nên né tránh và coi cán bộ thuế đến nhà là họa hơn là phúc. Đây là một cản trở rất lớn về mặt tâm lý dẫn tới các nỗ lực của cơ quan Thuế không có nhiều tác dụng.

Vậy, muốn thúc đẩy hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN, cơ quan Thuế và những bộ ngành liên quan cần có những giải pháp nào thưa ông?

Muốn thúc đẩy các hộ kinh doanh trở thành DN, cơ quan Thuế và cơ quan Nhà nước cần thay đổi cách nhìn nhận và quan điểm về DN nói riêng và đối tượng nộp thuế nói chung. Cần từ bỏ cách làm việc mang tính quan liêu, hành chính và hình thức, thay vào đó là cần tập trung vào các giải pháp mang tính thực chất, dài hơi và thân thiện với DN hơn.

Cụ thể, cơ quan Thuế nên tổ chức nhiều các buổi đào tạo, tập huấn, mở các chương trình hỗ trợ hộ kinh doanh để nâng cao nhận thức về thủ tục thuế, chính sách thuế, nâng cao năng lực quản trị DN. Chính phủ cũng nên xây dựng cơ chế đặc thù cho loại hình DN chuyển đổi từ mô hình hộ kinh doanh lên DN, như giảm bớt các yêu cầu và đòi hỏi các thủ tục về thuế, về hóa đơn chứng từ trong giai đoạn chuyển đổi, về mô hình tổ chức hoạt động của DN chuyển đổi, về ưu đãi thuế và thủ tục hưởng ưu đãi thuế.

Việc đưa ra các giải pháp để thặt chặt và nghiêm minh hơn trong công tác quản lý thuế là cần thiết và cần làm, nhưng rõ ràng, việc thắt chặt như vậy cần đặt ra mục tiêu là để DN lựa chọn con đường làm đúng, làm minh bạch hơn là khiến cho DN, doanh nhân phải tìm mọi cách đối phó, lách luật và hối lộ cán bộ thuế.

Riêng với những DN đã chuyển đổi thành công, cần có những chính sách, hành động gì để tiếp tục "nuôi dưỡng" DN lớn mạnh, thưa ông?

Theo tôi, cần có các giải pháp đồng bộ, nhất quán và minh bạch từ cấp Trung ương xuống địa phương, không chỉ về mặt chính sách, chế định mà còn phải ở hành động thực tế. Đối với các DN mới chuyển đổi, cần xây dựng cơ chế có tính bước đệm, đưa ra lộ trình có tính đặc thù và phù hợp để nuôi dưỡng và khuyến khích DN lớn lên một cách tự nhiên, tự giác, thay vì đưa ra các chính sách khiến DN sợ lớn và sợ trưởng. Ví dụ: Định kỳ cơ quan Thuế có thể chủ động phát hiện và thông báo cho DN đặc thù này một số sai phạm mà DN mắc phải, giải pháp khắc phục, nhưng đưa ra lộ trình cho việc khắc phục vi phạm. Việc xử lý vi phạm về mặt thủ tục chỉ thực hiện nếu DN đã được hướng dẫn khắc phục mà vẫn cố tình sai phạm.

Việc cụ thể hóa và đưa ra các hướng dẫn về ưu đãi thuế đã được quy định trong hệ thống văn bản hiện hành là giải pháp tức thời và trước mắt mà chúng ta có thể triển khai ngay để hỗ trợ và nuôi dưỡng DN thành công. Cá nhân tôi cho rằng, chúng ta không thiếu hệ thống văn bản để hỗ trợ và nuôi dưỡng đội ngũ DN. Sự khó khăn chỉ nằm ở khâu thực thi các văn bản đó một cách công tâm, minh bạch.

Xin cảm ơn ông!

Bà Vũ Mộng Dung, Giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại Việt Xưa: Mong muốn được đóng thuế cao

Công ty Việt Xưa được thành lập trên nền tảng của hộ kinh doanh cá thể. Trước khi chuyển đổi thành doanh nghiệp, cán bộ thuế khu vực đã thường xuyên tiếp cận, tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi, do vậy đến tháng 3/2016 tôi đã mạnh dạn đăng kí chuyển đổi.

Từ khi trở thành doanh nghiệp, Việt Xưa có những thuận lợi mà khi còn là hộ kinh doanh không thể có được đó là quy mô bài bản, khách hàng tin cậy, việc vay vốn và tiếp cận các nguồn hỗ trợ vốn cũng dễ dàng hơn. Do vậy, với mặt hàng bánh kẹo mà Việt Xưa đang kinh doanh, công ty đã được chuyển đổi từ đại lý lên nhà phân phối, từ đó địa bàn kinh doanh cũng rộng hơn, từ tuyến quận đã lên tuyến thành phố và nay đã phân phối ra cả nước. Trở thành công ty, chắc chắn số thuế phải đóng cao hơn nhưng tôi mong rằng mỗi năm con số này ngày một nhiều bởi đó chính là con số phản ánh thực chất nhất tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Ông Trần Đức Trinh, Công ty Cổ phần Beauty Dental: Nhiều đối tác làm ăn tự tìm đến

Khi còn là một phòng khám kinh doanh nhỏ, tôi thấy rằng muốn mở rộng tới đối tượng khách hàng lớn tiềm năng gặp nhiều khó khăn bởi vướng mắc về hóa đơn giá trị gia tăng và báo cáo thuế. Sau khi được cán bộ Chi cục Thuế Đống Đa hướng dẫn, 8/2017 chúng tôi đã chuyển đổi mô hình thành doanh nghiệp. Đây thực sự là một cơ hội tốt để chúng tôi có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác lớn hơn bởi có con dấu pháp nhân. Từ khi thành doanh nghiệp, chúng tôi đã nhận được lời mời hợp tác của 2 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc. Nhiều nhãn hàng lớn cũng "ngỏ ý" muốn được cung cấp sản phẩm với mức giá lý tưởng, từ đó giúp giá thành dịch vụ của chúng tôi tốt hơn trước đây dù đã trở thành doanh nghiệp. Chúng tôi cũng dễ dàng nhận được các giấy chứng nhận của các cơ quan tổ chức. Việc trở thành doanh nghiệp là cơ hội để phát triển thương hiệu, từ một cơ sở kinh doanh của gia đình nay đã có cơ hội trưởng thành và phát triển hơn. Nền tảng kinh doanh vững chắc, nếu không tự "lớn" thì tương lai sẽ mất năng lực cạnh tranh.

Thùy Linh (thực hiện)

相关文章

最新评论