Thị trường hàng hóa ngày 10/1/2024: Giá hàng hóa nguyên liệu thế giới tiếp tục đảo chiều đi lên Thị trường giao dịch hàng hóa trên đà tăng trưởng |
Ngày 12/1/2024 tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Mua bán qua sở giao dịch hàng hóa - Giải pháp kinh doanh bền vững,ảiphápkinhdoanhbềnvữngnhânbộilợinhuậnquasởgiaodịchhànghó1 gom kèo malaysia nhân bội lợi nhuận”
Hội thảo có sự tham gia của trên 1000 doanh nghiệp đang kinh doanh các sản phẩm nông sản như: cà phê, ca cao, cao su, đường, tiêu, điều, nông sản… tham dự. Trong đó khoảng 400 doanh nghiệp tham dự trực tiếp, 600 doanh nghiệp tham gia trực tuyến trên nền tảng Zoom và hàng ngàn đại diện doanh nghiệp theo dõi qua live stream trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube.
Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo |
Mua bán hàng hóa qua sàn là một hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi thế: Giao dịch nhanh chóng bằng điện tử nên chỉ cần ngồi một chỗ vẫn có thể buôn bán với toàn thế giới; giảm thiểu rủi ro cho cả người bán lẫn người mua do có vai trò trung gian của các sở giao dịch; yên tâm sản xuất, kinh doanh mà không lo sự biến động giá cả của thị trường. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể tham gia kinh doanh, đầu tư hàng hóa phái sinh.
Tham gia sở giao dịch hàng hóa, người nông dân có thể bán trước hợp đồng tương lai để đảm bảo giá nông sản cho mùa vụ của mình. Nhà sản xuất có thể mua trước nguyên liệu để đảm bảo giá đầu vào trong tương lai, tiết kiệm phí lưu kho trữ hàng. Nhà đầu tư có thể tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc sử dụng đòn bẩy và nhà xuất khẩu có thể mua trước để thực hiện cam kết với khách nước ngoài.
Tại Việt Nam, Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) được Bộ Công Thương thành lập từ năm 2010. Hiện nay, Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam đã có 26 mặt hàng thuộc năm nhóm hàng hóa được giao dịch và kết nối 8 sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới. Tính đến hết tháng 8/2023 đã có hơn 30 ngàn tài khoản đăng ký và thực hiện giao dịch. Theo thống kê của Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, trong 8 tháng đầu năm 2023, giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên đạt 4.000 tỷ đồng, phiên cao điểm đạt 9.500 tỷ đồng.
Hội thảo được tổ chức với mong muốn cung cấp thêm thông tin để doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân thấy rõ những lợi ích và tham gia mua bán trên sàn giao dịch hàng hóa. Đây là giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá” của ngành nông nghiệp Việt Nam đã tồn tại bấy lâu nay. Hơn nữa, đây là cũng hình thức hình thức rất phù hợp với xu hướng mở rộng giao thương quốc tế, giao dịch điện tử của Chính phủ.