Lưu giữ nét xưa. Ảnh:Doãn Quang Như lần tôi đi Pháp,ảotồntừcáitêty le cuoc keo nha cai đến nhà ông giáo sư Việt kiều đã “Tây đặc”, gặp bà vợ lại thấy khác hẳn. Bà Như mang nước ra, mặc bộ nghiêm ngắn chỉ để chào hỏi khách, xưng hô với người nhỏ tuổi như bằng vai. “Anh biết đường Tôn Nhân Phủ ở Huế không, tôi muốn đi bộ ở đó quá”, chỉ thế rồi vào trong. Tôi làm việc với ông giáo sư xong, ra về với ấn tượng mạnh về một nét Huế, kín đáo, đủ ý nhị dù bao nhiêu nỗi niềm. Vài năm sau mới có dịp qua Huế, hỏi nhiều người chả ai biết Tôn Nhân Phủ là đường nào. May gặp Hồ Vĩnh, một người có tâm, lưu giữ lại nhiều “mảnh” Cố đô đã rơi rụng. Anh dẫn ra góc Đông ngôi thành cổ, đi bộ giờ lâu rồi mới “nó đây”. Đấy là phố Đinh Công Tráng khá dài, rợp bóng cây, vài ba ngôi nhà thờ họ nằm xen những kiến trúc mới. Quán ốc, chè, bia Huda vỉa hè, chả ai biết tên đường cũ. Tìm cách báo tin sang Pháp, thì bà Như đã mất, không có cái đoạn ồ à mừng rỡ rồi tiếc rẻ như mình tưởng tượng. Dẫu vậy, nỗi niềm bà để lại khiến tôi phải lọ mọ tìm hiểu về nhân vật này, đọc “Tôn Nhơn Phủ” hay “Tông Nhân Phủ” mới đúng. Hóa ra chả có cách nào sai, chỉ là tùy vào tình huống, giai đoạn, kiêng húy ai đó. Lại chẳng phải người, mà là một cơ quan trực thuộc triều đình, tên liên lạc thời nay dễ là có chữ “gov”. Dẫu chỉ vào cỡ cục vụ viện, đây lại là nơi có vai trò quan trọng để phân ngôi thứ trong Hoàng tộc, thậm chí người được truyền ngôi báu. Một “siêu Lại bộ”. Không biết có đúng, Minh Mạng là ông vua triều Nguyễn lập ra Tôn Nhân Phủ, định rằng chỉ có dòng của mình mới được đặt họ, đệm (?) “Nguyễn Phước”, còn đâu đều là “trong tôn thất” thôi. Minh Mạng là con thứ của Gia Long, không phải dòng trưởng của Thái tử Cảnh, đã thể chế hóa việc truyền ngôi như thế, một tâm lý “nhất nguyên” cực kỳ đáng tò mò. Chuyện về Tôn Nhân Phủ còn nhiều, cũng khó phân hư thực. Như từ chỗ chỉ soạn phả, ghi ngày sinh, mất trong Hoàng tộc “phát triển” sang lưu kỳ kinh nguyệt, ngày được vua lâm hạnh của phi tần, đặc biệt là xếp vai vế các thân vương, công tử công tôn, ai được ai không được truyền ngôi trong tương lai. Đặc sắc, phức tạp thật, khi quân vương chỉ một đấng mà vợ con nhiều quá. Tôi cứ lè lưỡi khiếp sợ khi nghe về năng lực “nhất dạ ngũ giao sinh tứ tử” của Minh Mạng, trên giường mạnh mẽ vậy không có Tôn Nhân Phủ giúp rập giải quyết hậu quả có mà loạn. Lại quay về chuyện tên đường. Một thời, người ta có xu hướng tránh những tên tuổi “phong kiến”. Phố Huyền Trân công chúa ở Hà Nội và Huế “không hẹn mà gặp” nhất loạt đổi biển sang Bùi Thị Xuân. Huế gắn với triều Nguyễn, nhiều tên vua, chúa phải thay. Đinh Công Tráng là lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình chống Pháp, rất xứng đáng được đặt tên. Nhưng theo nhận thức về lịch sử, vương triều này đang được nhìn nhận lại ở nhiều khía cạnh. Những phố Mạc Thái Tông, Mạc Thái Tổ, Nguyễn Phúc Tần, Trịnh Tùng… xuất hiện ở nhiều đô thị trong nước. Phong kiến là một giai đoạn của dân tộc, dù tích hay tiêu cực nó vẫn tồn tại, nhắc nhớ ta về lịch sử. Giá thử tôi chẳng gặp bà Như, được lôi ra phố Tôn Nhân Phủ thì có được những kiến thức, cảm nhận thú vị về một thời không? Đáng tiếc đấy. Huế không có dáng nét xưa mà cứ phơi phới lên hiện đại thời không phải Huế. Đô thị di sản khác di sản đô thị. Những con người - bảo tàng sống sẽ khuất, chỉ còn lại các kiến trúc, tên đường... để gợi lại, phần nào xóa được chuyện học trò thời nay sợ và chán môn lịch sử. Bình tĩnh, từ tốn, chỉ “dạ” lửng lơ, có khi đến trước anh xuất phát sớm. Bài: Trần Chiến |