Để Hậu Giang thực sự là nơi đáng sống .mp3
Mặc dù Đề án Hậu Giang xanh có nhiều mục tiêu đã đạt,ềuvấnđềcnnangiảkeo bong da ma cao nhưng vẫn còn những vấn đề còn nan giải, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các ngành, các cấp, hội đoàn thể.
Tại một số tuyến đường ở các huyện vẫn còn tình trạng người dân vứt rác lấn ra đường nhưng khó xử lý triệt để.
Tuyên truyền chưa sâu rộng đến hộ dân
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của Đề án Hậu Giang xanh (Đề án), các sở, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố đã quan tâm lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường vào Đề án. Cụ thể, triển khai lồng ghép các hạng mục xây dựng cảnh quan môi trường, lồng ghép tuyên truyền về bảo vệ môi trường, Đề án Hậu Giang xanh trong 2.924 cuộc hội nghị, tập huấn với 117.022 lượt người tham dự.
Thông qua đó, trồng cây xanh, vệ sinh môi trường trong chiến dịch giao thông thủy lợi mùa khô, các ngày lễ lớn được 191.377 cây bóng mát và 205.997 cây, chậu hoa kiểng. Trồng hoa, hàng rào tạo tuyến đường sáng, xanh, sạch được 773km, trồng cây 12.980km kè sinh thái và khơi thông dòng chảy 58.050km ở các tuyến kênh, rạch.
Thông qua việc lồng ghép nội dung về bảo vệ môi trường và Đề án Hậu Giang xanh trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong quá trình thẩm định hồ sơ về môi trường đối với dự án khu dân cư, khu đô thị mới, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã quan tâm, yêu cầu chủ đầu tư phải bố trí diện tích cây xanh, thùng rác, hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Bên cạnh đó, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục triển khai giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học cho giáo viên toàn tỉnh.
Trong quá trình thu hút đầu tư dự án, tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường sơ bộ đối với dự án theo quy định. Thu hút các dự án tài trợ về bảo vệ môi trường như Dự án mở rộng và nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Vị Thanh; Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vị Thanh; Dự án tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu tại thành phố Vị Thanh; Dự án hỗ trợ sinh kế cho người dân và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại tỉnh. UBND huyện, thị xã, thành phố còn lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư trên địa bàn và các dự án đầu tư khi phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phải có biện pháp bảo vệ môi trường…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án nhiều vấn đề còn gặp khó. Quan trọng nhất là các địa phương chưa mạnh dạn trong xử lý vi phạm về môi trường. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho rằng: Công tác tuyên truyền Đề án chỉ mới qua hình thức hội nghị, tập huấn, chủ yếu tập trung đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, các chi hội trưởng các chi hội đoàn thể ở ấp, khu vực, chưa được sâu rộng đến đối tượng là hộ dân. Việc ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường của một số hộ dân chưa cao, chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường từ chính khu vực mình sinh sống.
Khó trong xử lý rác
Trên địa bàn tỉnh hiện chưa có cơ sở tiếp nhận để tái chế hoặc xử lý đối với từng loại chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại; hộ dân ít quan tâm hoặc không có điều kiện để phân loại, sử dụng lại chất thải thực phẩm. UBND xã, phường, thị trấn chưa chủ động, chưa thật sự quan tâm triển khai thực hiện Đề án, thiếu quyết liệt trong việc vận động hộ dân đóng góp hỗ trợ cho tổ vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
Tình trạng người dân vứt rác các loại xuống sông, rạch bừa bãi vẫn còn tồn tại và khó xử phạt vi phạm.
Trong quá trình đầu tư xe thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật, các phòng, ban chuyên môn địa phương phối hợp chưa chặt chẽ dẫn đến chi phí đầu tư mỗi xe thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật cao so với chi phí dự tính trong Đề án; chưa triển khai thực hiện đầu tư bổ sung xe thu gom chất thải rắn sinh hoạt, bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật được quy định bổ sung tại Nghị quyết số 06/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, một số xe, bể chứa được đầu tư đến nay đã xuống cấp, hư hỏng.
Theo các địa phương, vấn đề khó khăn nhất là việc chưa quy hoạch vị trí cụ thể để bố trí mặt bằng điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt, chủ yếu là lựa chọn vị trí thuận tiện cho việc trung chuyển lên xe tải rác để chuyển đi xử lý. Nhưng các vị trí này không ổn định, không đảm bảo điều kiện về môi trường dẫn đến công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt không được duy trì thường xuyên.
Ông La Trọng Kỳ, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, cho biết thêm: Việc trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở tái chế hoặc xử lý đối với rác thải là miểng chai, miểng chén, mảnh kính vỡ nên đơn vị thu gom không tiếp nhận thu gom cũng là vấn đề rất khó cho các địa phương. Theo đó, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của UBND cấp xã còn hạn chế, chưa mạnh dạn thực hiện các biện pháp xử lý, chế tài đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân vi phạm quy định về đổ, thải rác thải và chưa chủ động tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về vai trò, chức năng của bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật. Tiến độ triển khai, hoạt động Nhà máy điện rác Hậu Giang còn chậm so với nhu cầu của tỉnh để xử lý rác thải nên các bãi rác hiện hữu vẫn phải tiếp nhận rác, đồng thời nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên chưa triển khai thực hiện cải tạo, khắc phục ô nhiễm môi trường bãi rác Tân Tiến và bãi rác Long Mỹ…
Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Từ khi thực hiện Đề án đến nay, ý thức của người dân về bảo vệ môi trường nâng lên, góp phần cho cảnh quan môi trường từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn thành phố sạch hơn. Vấn đề còn khó trong thực hiện Đề án là về điểm tập kết của thành phố Vị Thanh hiện nay ngoài điểm tập kết ở xã Tân Tiến, phần còn lại chủ yếu là vận dụng, chưa có điểm tập kết rác nào được quy hoạch. Hiện tại, thành phố đang vận dụng 39 điểm tập kết rác để cho các tổ thu gom vận chuyển. Ngoài ra, vấn đề khó của thành phố là chưa có đơn vị nào thu gom rác miểng chai, miểng ly thủy tinh. Việc phân loại rác hữu cơ, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thì ở địa bàn nông thôn thực hiện được. Riêng địa bàn ở thành phố cũng được người dân phân loại rác, nhưng khi đem ra xe rác thì tất cả các loại đều được để chung.
Còn theo UBND huyện Châu Thành, do hiện tại diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn đã giảm còn 9.800ha so với số liệu năm 2021, vì vậy khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật phát sinh khoảng 3.930kg. Tuy nhiên, việc thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đến nơi đúng quy định còn gặp nhiều khó khăn, chỉ thu gom được khoảng 1.572kg, tương đương 40% khối lượng phát sinh.
Thực hiện việc hỗ trợ xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh đã trang bị 8.336 sọt rác, thùng rác cho hộ dân, 4.178 thùng rác công cộng và lắp đặt 539 pano tuyên truyền, trồng 9.129 cây bóng mát, 235.802 cây, chậu hoa kiểng; trồng hoa, hàng rào tạo tuyến đường sáng - xanh - sạch được 103,3km. |
T.XOÀN
-----------------------------
Bài 3:Cần giải pháp căn cơ