【du doan phap】Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 với chi phí hiệu quả

 人参与 | 时间:2025-01-25 04:32:18

Đây là một trong những phát hiện chính của Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam được công bố tại Hà Nội,ệtNamcóthểđạtđượcmụctiêuphátthảiròngbằngvớichiphíhiệuquảdu doan phap ngày 2/6. Báo cáo do Cơ quan Năng lượng Đan Mạch (DEA) và Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo Việt Nam phối hợp thực hiện.

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 với chi phí hiệu quả
Ảnh: LV

Tăng mạnh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện quốc gia

Phát biểu tại sự kiện, ông Đặng Hoàng An - Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Việt Nam đang nỗ lực mạnh mẽ để hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Trong bối cảnh đó, dự báo nhu cầu năng lượng và nhu cầu điện của Việt Nam trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và dân sinh. Đồng thời, cũng với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng, Việt Nam cũng đang xây dựng Chương trình chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ tới năm 2050.

Tại Hội nghị COP26 tại Glasgow (Vương quốc Anh) tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Cam kết này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam thực hiện các mục tiêu chuyển dịch từ nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống sang các nguồn năng lượng xanh, sạch, giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậu.

Ông Đặng Hoàng An cho biết, kế thừa sự phát triển mạnh gần đây về phát triển năng lượng tái tạo, Chính phủ Việt Nam đang chỉ đạo sẽ tiếp tục tăng mạnh tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời, sinh khối), các loại hình năng lượng mới (trong đó có Hydro, amoniac xanh,... khi công nghệ được chứng thực) trong cơ cấu nguồn điện quốc gia. Đồng thời, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm cường độ sử dụng năng lượng của nền kinh tế.

Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2021 đã đưa ra một thông điệp rất rõ ràng: Việt Nam có nhiều tiềm năng chuyển đổi xanh để trở thành một nền kinh tế có mức phát thải cacbon ròng bằng 0 vào năm 2050 như Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết tại COP26 ở Glasgow.

Theo các chuyên gia, điều quan trọng đối với quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam và toàn cầu là với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam có thể tách rời tiêu thụ năng lượng và phát triển kinh tế, đồng thời chuyển đổi hệ thống năng lượng của mình thành một hệ thống năng lượng xanh và bền vững hơn bằng cách đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ tiết kiệm năng lượng.

“Việt Nam là một đối tác quan trọng của Đan Mạch trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Chúng tôi rất vui được chia sẻ với các đối tác Việt Nam các giải pháp, bí quyết và thực tiễn tốt nhất mà Đan Mạch đã có được trong suốt 30 năm qua để hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa tiềm năng to lớn về chuyển đổi xanh và cam kết chống biến đổi khí hậu cũng như đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 một cách hiệu quả và công bằng nhất”- Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam Kim Højlund Christensen cho biết.

Chi phí tăng thêm chỉ 10% so với kịch bản cơ sở nếu thực hiện đúng cách

Theo Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam, hoàn toàn khả thi để có được một hệ thống năng lượng có mức phát thải ròng bằng 0 với chi phí tăng thêm chỉ 10% so với kịch bản cơ sở nếu thực hiện đúng cách. Cần hành động sớm để mức phát thải đạt đỉnh không muộn hơn năm 2035 nhằm tránh chi phí quá cao.

“Về khía cạnh kinh tế, nếu thực hiện kịch bản phát thải ròng bằng 0, chi phí lũy kế sẽ tăng lên 10% so với kịch bản cơ sở nhưng mặt tích cực là sẽ giúp Việt Nam tăng khả năng tự chủ được năng lượng, không phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu trong bối cảnh giá nhiên liệu hiện nay rất khó tiên đoán”- ông Loui Algren- cố vấn năng lượng, Chương trình Hợp tác đối tác năng lượng Việt Nam – Đan Mạch cho biết.

Để đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với chi phí thấp nhất, nguồn điện từ năng lượng tái tạo cần phải là nguồn thay thế chính cho nhiên liệu hóa thạch, một các trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua sản xuất nhiên liệu điện phân. Hệ thống điện cần đáp ứng 70% nhu cầu năng lượng vào năm 2050. Các nguồn năng lượng tái tạo chính là điện mặt trời (75%) và điện gió (21%).

Báo cáo cho thấy, quá trình chuyển đổi xanh của hệ thống điện sẽ cần rất nhiều vốn với mức đầu tư hàng năm có thể lên đến 167 tỷ USD vào năm 2050 trong kịch bản phát thải ròng bằng 0, tương đương với 11% GDP dự kiến năm 2050. Chi phí hệ thống điện sẽ dịch chuyển theo hướng giảm chi phí nhiên liệu và tăng chi phí đầu tư. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 50% tổng chi phí hệ thống điện vào năm 2030 trong tất cả các kịch bản và sẽ tăng lên đến 90% tổng chi phí hệ thống điện trong kịch bản phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Do đó, việc tiếp cận được với các giải pháp tài chính có chi phí thấp là tối cần thiết.

“Việt Nam cần ngừng quy hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới và cải tạo các nhà máy đang vận hành để tăng mức độ linh hoạt và hỗ trợ tích hợp hiệu quả hơn các nguồn năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cần hạn chế xây mới các nhà máy nhiệt điện khí và LNG do công suất 25 GW theo quy hoạch hiện tại đã là quá đủ để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”- báo cáo khuyến nghị.

Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, hệ thống lưu trữ năng lượng sẽ đóng vai trò quan trọng nhưng chỉ sau năm 2030 pin lưu trữ năng lượng mới thực sự cần thiết và hiệu quả về chi phí. Trong 10 năm tới, việc củng cố công suất truyền tải là thực sự cấp thiết, đặc biệt là nhằm kết nối các nguồn năng lượng tái tạo tốt nhất ở miền Nam với nhu cầu điện ở miền Bắc.

Ngoài ra, cần sớm hành động chuyển đổi nhiên liệu và điện khí hóa lĩnh vực giao thông vận tải. Điều này sẽ mang lại lợi ích kép bao gồm giảm ô nhiễm không khí và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.

顶: 4踩: 79961