当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【verona đấu với salernitana】Vị ngọt mồ hôi 正文

【verona đấu với salernitana】Vị ngọt mồ hôi

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-10 15:34:46

Báo Cà Mau(CMO) Tất bật hướng dẫn các con dọn cành để cây đâm tược chuẩn bị cho vụ mùa mới, nở nụ cười thật tươi, ông Ba Phong (Lê Hồng Phong) nói trong tiếc nuối: “Cháu vô muộn, uổng quá. Chú thu hoạch nhãn xong cả tháng nay. Tính ra, 80 gốc nhãn năm nay thu hơn 30 triệu đồng, nhờ có giá hơn năm rồi, 25 ngàn đồng/kg, chủ yếu bán lẻ cho khách qua đường”.

Để nhà cửa đàng hoàng, đất đai mở rộng, con cái được học hành, có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống an nhàn ở tuổi già, vợ chồng ông Ba Phong phải đổ mồ hôi sôi nước mắt mới có được.

Ngẫm lại quãng đời đã qua, một trong những điều ông Ba Phong tâm đắc nhất là dù có lúc còn đói ăn thiếu mặc, con cái nheo nhóc, vợ chồng ông chưa bao giờ phải bán hay cầm cố một tấc đất nào. Ông cũng là một trong những người đầu tiên cất được ngôi nhà tường khang trang và cũng là người sở hữu vườn nhãn lâu đời nhất ở huyện.

Toạ lạc ngay tại Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời, cạnh con lộ nhựa thông thoáng, cách UBND thị trấn tầm vài phút chạy xe máy, vườn nhãn của ông Ba Phong đã có tuổi thọ tròn 20 năm. Lúc hoàng kim, vườn nhãn lên tới 200 gốc, giờ số lượng giảm xuống nhiều, vì ông Ba Phong đang trồng thêm nhiều loại cây ăn trái khác.

Ông bảo: “Chưa nói đến hiệu quả kinh tế khá cao mà vườn nhãn đem lại, giống cây này đã gắn bó với mình suốt bao nhiêu năm qua. Có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ phần lớn từ cây nhãn tiêu quế này. Bởi vậy, dù ra sao, gia đình tôi cũng không bỏ được”.

Kể lại cơ duyên đến với nghề trồng cây ăn trái nói chung, cây nhãn nói riêng, ông Ba Phong tâm tình: “Cũng nhờ có bả đó nghe. Vậy mới nói, đàn bà có công lớn trong gia đình lắm đó!”. Vợ ông Ba Phong là bà Phạm Thị Chín, năm nay cũng đã 65 tuổi. Quê bà Chín ở Tiền Giang, nổi tiếng về trồng cây ăn trái. 27 tuổi, nhờ mối mai bà theo ông về xứ “muỗi kêu như sáo thổi” này. 

Thời gian đầu sinh sống nơi vùng đất mới với phần đất gia đình cho, vợ chồng ông trồng lúa trên 2,5 công đất ruộng, còn 5 công đất vườn tạp, nghe lời vợ khuyên “trồng cây ăn trái cho thu nhập cao hơn”, vậy là ông bà ra sức cải tạo trồng dừa.

Tuy tuổi cao sức yếu nhưng hàng ngày ông Ba Phong vẫn cặm cụi làm những công việc lặt vặt trong vườn.

Trồng dừa không đạt như mong muốn, vợ chồng ông Ba Phong lại chuyển sang trồng xoài, rồi trồng nhãn. Lúc đầu chỉ trồng thử 5 gốc nhãn tiêu quế, cây giống ở Tiền Giang, thấy cây sinh trưởng tốt, ông mở rộng lên 200 gốc.

Ông Ba Phong hồi nhớ: “Thời đó, tới vụ mùa vui lắm. Trồng cũng nhiều nên lúc đó bán cho lái là chủ yếu. Có những năm được mùa, trúng giá, thu nhập cả trăm triệu đồng”.

Trong câu chuyện kinh tế gia đình thời khó khăn, nhắc đến vợ mình, lúc nào ông Ba Phong cũng nói trong niềm tự hào. Đó là câu chuyện người vợ không giỏi bơi, không biết chèo xuồng, vậy mà làm nghề bán cám, gạo dạo trên sông. Tích tiểu thành đại, vợ chồng ông Ba Phong mở rộng đất đai thêm. Đến nay ông đã sở hữu được 30 công đất từ hai bàn tay chai sạn.

Trong kinh nghiệm xây dựng cuộc sống, ông Ba Phong tâm tình: “Cái nào chi tiêu hàng ngày, cái nào dành dụm tính chuyện lớn thì phải có kế hoạch rõ ràng. Như tiền bả bán gạo, cám lời hàng ngày thì để dành sinh hoạt gia đình, con cái đến trường, còn thu nhập từ trồng lúa, vườn cây ăn trái thì để tái sản xuất, mở rộng đất đai”.

Thấy mô hình trồng mít thái, ổi thái cho hiệu quả kinh tế khá cao, mấy năm nay, ông Ba Phong chuyển đổi một phần diện tích trồng nhãn sang trồng loại cây này. Trong 200 gốc mít Thái có 100 gốc đã cho trái. Thời điểm này, cả trăm gốc mít đang cho trái chín, đón vụ tết.

Tâm tình chuyện trồng mít thái, mới thấy lão nông sản xuất giỏi cấp huyện này có nhiều triết lý hay trong sản xuất, cuộc sống. Ông Ba Phong bảo: “Trồng cây ăn trái giống như mình nuôi dưỡng, chăm sóc một đứa trẻ. Một đứa bé muốn khoẻ mạnh, phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ thì phải được chăm sóc tốt từ trong bụng mẹ, 3 năm đầu đời. Cây ăn trái cũng vậy, nó đem lại kinh tế cho mình thì mình cũng phải nuôi dưỡng, chăm sóc, chớ không nên trồng theo kiểu bóc lột sức của nó quá". Vậy nên, 1 gốc mít, ông Ba Phong thường chỉ chừa 1-3 trái, để cây có sức dưỡng nuôi trái.

Hiện tại, mít thái có giá 25 ngàn đồng/kg, 1 trái mít từ 8-15 kg, tính ra thu nhập từ 200 ngàn đồng trở lên. Từ nhãn, mít, ổi, 1 năm mang về huê lợi cho gia đình ông khoảng 100 triệu đồng.

3 trong số 4 người con ông đều là giáo viên, là niềm tự hào của ông. Nhớ lại hồi ấy, dù hoàn cảnh khó khăn, vợ chồng ông luôn bảo nhau: “Cơ cực cỡ nào cũng phải lo cho con học hành đàng hoàng”. 

Người con trai thứ 4 năng lực học có giới hạn, vậy là ông bảo về chăm mảnh vườn, thửa ruộng với ông, rồi ông dạy cách thức làm ăn. Ông chiêm nghiệm: Có đất, chịu đổ mồ hôi, công sức thì lo gì không có cái ăn, cái mặc. Cứ lao động, tích luỹ rồi cũng sẽ vươn lên. Như ông, cũng từ mảnh đất này mà lo cho con cái, lập nên cơ ngơi hiện tại./.

Ngọc Minh

标签:

责任编辑:Thể thao