【bang xep hang bd ha lan】Kỳ vọng đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới

xk

Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh để đón dòng dịch chuyển đầu tư,ỳvọngđónlànsóngđầutưnướcngoàimớbang xep hang bd ha lan sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới.

Việt Nam đang nổi lên là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn sau đại dịch và dự báo sẽ đón làn sóng đầu tư nước ngoài (ĐTNN) mới. Đây là trao đổi của GS. Nguyễn Mại – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ĐTNN (VAFIE), với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông, số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 12,3 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Theo ông, dòng vốn FDI sụt giảm liệu có đáng lo?

- Ông Nguyễn Mại: Tôi cho rằng, thu hút FDI 4 tháng đầu năm sụt giảm là điều dễ hiểu trong bối cảnh bùng phát đại dịch Covid trên toàn cầu. Có thể thấy, những dự án được cấp phép mới trong 4 tháng qua chủ yếu là những dự án đã được xúc tiến từ cuối năm ngoái. Còn từ đầu năm đến nay, do chủ trương hạn chế đi lại, hội họp, hạn chế nhập cảnh người nước ngoài vào Việt Nam đã làm đình trệ hoạt động xúc tiến đầu tư, nhiều chuyến công tác tìm hiểu cơ hội đầu tư tại nước ta của nhiều nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài bị hủy bỏ hoặc trì hoãn, ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến việc thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng, thu hút FDI giảm không phải là xu hướng mà chỉ mang tính tạm thời, do biến động bất ngờ là sự bùng phát của dịch Covid-19, vì vậy cũng không quá lo ngại và tôi tin rằng khi dịch bệnh lắng xuống thu hút FDI sẽ “bùng nổ”.

Mặc dù vậy, nhìn vào kết quả thu hút vốn FDI 4 tháng đầu năm tôi cho rằng, có 3 điểm còn gây quan ngại. Thứ nhất, trong tổng vốn FDI 4 tháng thì vốn đăng ký mới đạt 6,8 tỷ USD (với 984 dự án), trong đó có 1 dự án nhà máy khí hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu với số vốn đăng ký là 4 tỷ USD. Như vậy, 983 dự án còn lại có vốn đăng ký 2,8 tỷ USD, tức là bình quân mỗi dự án chỉ khoảng 2 triệu USD, là quá nhỏ so với những năm trước khi quy mô trung bình một dự án đạt khoảng 8 – 10 triệu USD.

Thứ hai đó là sự sụt giảm nghiêm trọng của dòng vốn thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). 4 tháng đầu năm có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước ngoài, với tổng giá trị góp vốn gần 2,5 tỷ USD, giảm 65,3% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, bình quân chỉ có 0,77 triệu USD/lượt góp vốn, tức là quy mô rất nhỏ. Đây là câu chuyện đáng phải bàn, khi nguồn vốn thông qua hoạt động M&A cũng là một dòng vốn đầu tư có ý nghĩa tích cực đối với nền kinh tế.

Những thông tin mới nhất tôi được biết, tại khu vực Đông Nam Á có Indonesia và Việt Nam đã được nhiều tập đoàn lớn của Mỹ lựa chọn, hay nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu cũng đang có những động thái tương tự… Với tất cả những điểm lợi thế như trên, tôi cho rằng, dự báo Việt Nam sẽ đón một làn sóng FDI mới hậu dịch Covid-19.

mai

Ông Nguyễn Mại

Thứ ba, nhìn vào kết quả thu hút FDI 4 tháng đầu năm, chúng ta không thấy bóng dáng của những dự án đầu tư nào theo tinh thần Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về thu hút FDI. Tức là chúng ta chưa thu hút được những dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, robot…, ngay cả tại những “đầu tàu” kinh tế của cả nước là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Tôi cho rằng, những vấn đề trên cần phải được quan tâm hơn và có những giải pháp cải thiện trong thời gian tới.

* PV: Với những thành công trong việc kiểm soát, khống chế sự lây nhiễm của dịch bệnh, Việt Nam đã có điều kiện dỡ bỏ sớm các biện pháp cách ly để phôi phục nền kinh tế sau đại dịch. Trong bối cảnh đó, nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam sẽ đón một làn sóng FDI mới hậu dịch Covid-19. Quan điểm của ông về nhận định trên như thế nào?

- Ông Nguyễn Mại:Tôi cũng cho rằng, Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội, ưu thế lớn để đẩy mạnh thu hút FDI trong giai đoạn hậu dịch Covid-19.

Trước hết, với những thành công trong việc phòng, chống dịch Covid-19, Việt Nam đang trở thành một điển hình chống dịch hiệu quả, thành công trên toàn thế giới. Chính vì những thành công trong công cuộc chống dịch Covid-19 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn hơn trong mắt các NĐT nước ngoài.

Thứ hai, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm, thậm chí nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm trong quý đầu năm 2020, thì với mức tăng trưởng 3,8%, Việt Nam được đánh giá đạt mức tăng trưởng cao so với rất nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Điều đó cho thấy, sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam trước những cú sốc, khủng hoảng là khá tốt và vì vậy đây cũng là một “điểm cộng” của Việt Nam trong đánh giá của các NĐT nước ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang có nhiều lợi thế cạnh tranh để đón dòng dịch chuyển đầu tư, sản xuất của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Một vài năm trở lại đây, nhất là năm 2018 - 2019 đã ghi nhận xu hướng nhiều tập đoàn lớn chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc và khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, xu hướng này càng rõ rệt, gia tăng hơn. Dẫn chứng, Chính phủ Nhật Bản đã chi 2,2 tỷ USD hỗ trợ doanh nghiệp nước này rời Trung Quốc, hay Chính phủ Mỹ cũng yêu cầu các công ty của Mỹ sớm rời nhà máy tại Trung Quốc về Mỹ hoặc sang nước thứ ba. Những thông tin mới nhất tôi được biết, tại khu vực Đông Nam Á có Indonesia và Việt Nam đã được nhiều tập đoàn lớn của Mỹ lựa chọn, hay nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu cũng đang có những động thái tương tự… Với tất cả những điểm lợi thế như trên, tôi cho rằng, dự báo Việt Nam sẽ đón một làn sóng FDI mới hậu dịch Covid-19.

* PV: Vậy, để nắm bắt thời cơ này trong thu hút FDI, theo ông, cần phải làm gì?

- Ông Nguyễn Mại: Cơ hội, lợi thế để Việt Nam đẩy mạnh thu hút FDI giai đoạn hậu dịch Covid-19 là rất lớn. Bởi vậy, để có thể hiện thực hóa những cơ hội đó, tôi cho rằng, cần phải chú trọng mấy vấn đề sau.

Thứ nhất, Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn mặt bằng cho các NĐT. Hiện cả nước có hơn 350 khu công nghiệp (KCN), khoảng 17 khu kinh tế (KKT), trong đó 50% diện tích KCN, KKT chưa lấp đầy. Vì vậy, Chính phủ, lãnh đạo địa phương phải hướng dẫn cho các ban quản lý KCN, KKT chuẩn bị sẵn mặt bằng để khi các NĐT muốn rời nhà máy sang hoặc đầu tư mới thì có thể cấp đất dễ dàng, nhanh chóng.

Thứ hai, Việt Nam cần chuẩn bị nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng đủ nhu cầu của các NĐT.

Thứ ba, chúng ta cần chuẩn bị các thông tin cơ bản về hạ tầng cơ sở, cấp điện, nước, thời gian vận chuyển hàng từ nhà máy ra các cảng, sân bay là bao nhiêu… để cung cấp kịp thời cho các đối tác khi họ muốn tìm hiểu, tránh việc NĐT phải “lọ mọ” tìm hiểu các thông tin trên sẽ khiến kéo dài quá trình xúc tiến đầu tư, thậm chí có thể làm nản lòng các NĐT.

Cuối cùng, các thủ tục hành chính cần phải được thực hiện một cách thuận tiện, nhanh chóng. Đặc biệt, chúng ta không nên coi những nhà máy của những NĐT nước ngoài đang sản xuất tại Trung Quốc là những máy móc, thiết bị cũ, rồi bắt họ phải báo cáo, thẩm tra thiết bị theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ thì sẽ không có NĐT nào vào Việt Nam. Ngược lại, chúng ta cần phải tạo điều kiện cho họ chuyển nhà máy sang, rồi sau đó, trong quá trình họ vận hành, sản xuất, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra xem họ có đáp ứng đúng các quy định pháp luật, yêu cầu của Việt Nam về các vấn đề như ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải, đảm bảo an toàn lao động hay không…

* PV: Xin cảm ơn ông!

Diệu Thiện (thực hiện)