【tỷ số và tỉ lệ 2 trong 1】Trung tâm nghệ thuật, bảo tàng & nỗi lo hậu COVID

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 00:03:40 评论数:

Do ảnh hưởng của COVID-19 nhiều không gian văn hóa,âmnghệthuậtbảotàngnỗilohậtỷ số và tỉ lệ 2 trong 1 bảo tàng sẽ còn thưa thớt khách

Với kinh nghiệm hoạt động của các trung tâm nghệ thuật, bảo tàng, hầu hết các đơn vị dự đoán đợt thưa vắng khách sẽ còn kéo dài. Trước thực trạng đó, các kịch bản đã được xây dựng để ứng phó với sự khủng hoảng hậu COVID-19.

Dù mở cửa trở lại nhưng không khí vẫn khá ảm đạm là tình cảnh đang diễn ra ở Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị (thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế) ở trên tuyến đường Lê Lợi, trung tâm TP. Huế. Cả hai trung tâm trực thuộc Bảo tàng Mỹ thuật Huế thời điểm chưa có dịch COVID-19 mỗi ngày đón hàng trăm lượt du khách, chủ yếu là khách quốc tế.

Bà Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế thừa nhận, thực trạng khó khăn sẽ không chỉ dừng lại đây mà còn kéo dài về sau này. Theo bà Trai, sau khi được phép hoạt động trở lại, lượng khách đến tham quan rất ít, mặc dù miễn phí vé hoàn toàn vào dịp 30/4 và 1/5, nhưng lượng khách cũng không đáng kể.

Dù thế, đơn vị vẫn phải thực hiện công tác đón khách như bình thường và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống COVID-19 như vệ sinh không gian nghệ thuật, đo thân nhiệt cho khách… để đảm bảo an toàn.  “Đó là tình hình chung của nhiều điểm tham quan, không gian văn hóa khác trên địa bàn tỉnh. Riêng về hai không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị, lâu nay chủ yếu là khách nước ngoài, và rất “kén” khách địa phương cho nên thời gian tới sẽ phải đối mặt rất nhiều khó khăn”, bà Trai nhìn nhận. Thế nhưng, trước những khó khăn ấy, bà Trai cho rằng đây cũng là thời điểm hướng đến khách địa phương, nội địa. Để hướng vào thị trường khách này đơn vị cũng đang lên phương án tính toán, xin ý kiến cấp trên có các chương trình miễn, giảm giá vé trong thời gian tới. Trong đó, chú trọng kết nối, làm việc với các đơn vị du lịch, lữ hành để kích cầu.

Riêng với các hoạt động triển lãm, sáng tác bị đình trệ trong thời gian COVID-19 hoành hành cũng đang được tính toán để dời sang quý 3, quý 4 tùy tình hình, diễn biến của dịch bệnh. “Chúng tôi vẫn mở cửa, duy trì việc đón khách. Song song với đó, tập trung vào các khâu nghiệp vụ liên quan trong công tác trưng bày, bảo quản tác phẩm”, bà Trai chia sẻ.

Cạnh đó, không gian trưng bày văn hóa Huế (23 – 25 Lê Lợi, trước kia là Bảo tàng Văn hóa Huế - vừa được sáp nhập vào hai đơn vị khác và có tên gọi mới Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế) cũng tương tự. Dù đã mở cửa trở lại, nhưng không gian trưng bày văn hóa dân gian truyền thống Huế này vẫn thưa vắng khách. Theo lý giải của đại diện đơn vị này, khách vẫn còn lo ngại, hạn chế đến những khu công cộng để đảm bảo sức khỏe.

“Tiếc nhất là không gian Ca Huế thính phòng được tổ chức định kỳ hàng tuần bao giờ cũng thu hút khách. Nhưng vì ảnh hưởng COVID-19, không thể tập trung một lúc đông người nên hoạt động này vẫn chưa thể mở cửa. Còn lại các hoạt động khác cũng đang được duy trì, chào đón khách tham quan” – đại diện đơn vị này chia sẻ và nói thêm đang theo dõi tình hình để cho mở lại không gian Ca Huế thính phòng, bởi đây là không gian văn hóa truyền thống được rất nhiều người quan tâm. Chưa kể, nhiều chương trình được lên kế hoạch phục vụ trong dịp Festival Huế cũng phải dừng lại do lễ hội này dời lại mấy tháng, tùy tình hình sẽ có kế hoạch cụ thể.

Lượng khách đông hơn so với các bảo tàng khác, nhưng với Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế vẫn không “ăn thua” gì so với thời điểm chưa có dịch COVID-19. TS. Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế cho biết, thời điểm 1 tuần mở cửa miễn phí nhưng bảo tàng vẫn đón chưa đến 100 khách/ngày. Với những bảo tàng khác vào thời điểm này đó là con số mơ ước, nhưng riêng đơn vị chỉ bằng 1/7 lượng khách so với ngày thường trước đó.

Cũng theo TS. Vân lâu nay nhiều bảo tàng trên thế giới, đã ứng dụng công nghệ tham quan ảo miễn phí lẫn thu phí. Tuy nhiên, việc này ở Việt Nam nói riêng và các bảo tàng ở Huế vẫn chưa thể áp dụng được. Để thực hiện được việc này cần phải có lộ trình, tùy đặc điểm của địa phương và ưu thế của bảo tàng để tính toán một cách phù hợp, thích nghi với những thời điểm như hiện nay. “Chúng ta cũng có thể làm được, nhưng cần phải có thời gian.”- TS. Vân khẳng định.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

最近更新