会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng dad】Bài 2: Hệ thống phân phối xăng dầu “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu”!

【kết quả bóng dad】Bài 2: Hệ thống phân phối xăng dầu “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu”

时间:2025-01-25 10:19:51 来源:Empire777 作者:Cúp C1 阅读:644次
PGS.TS Trần Đình Thiên: Hệ thống phân phối không giải quyết hết mọi vấn đề,àiHệthốngphânphốixăngdầutầngLiềuthuốctrướcmắtvàcuộcđạiphẫkết quả bóng dad phải xử lý chi phí, lợi ích cho thị trường xăng dầu Bài 1: Toàn cảnh bức tranh thiếu hụt, đứt gẫy chuỗi cung ứng xăng dầu

Sự phát triển của hệ thống phân phối xăng dầu cùng đổi mới, hội nhập

Xăng dầu là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống và là đầu vào của rất nhiều các loại hàng hóa khác. Do đó, đây là mặt hàng có tác động rất lớn đến Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và luôn là mặt hàng được Nhà nước đặc biệt quan tâm ở cả việc hình thành hệ thống phân phối và định giá bán.

Quay ngược câu chuyện về hệ thống phân phối và việc định giá xăng dầu ở những giai đoạn trước đây, chuyên gia Vũ Vinh Phú – Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội nhớ lại, ở thời kỳ bao cấp, việc mua xăng dầu được thực hiện bằng tem phiếu. Thời kỳ đó, xe máy bắt buộc phải có giấy chứng nhận sở hữu và lắp biển kiểm soát. Nếu không có phiếu, chủ sở hữu sẽ không thể mua được xăng hoặc bất kỳ một phụ tùng thay thế nào khi xe bị hỏng hóc...

Thời kỳ đó, chủ sở hữu xe máy được phát tem phiếu hàng tháng để mua xăng. Người sử dụng phải xuất trình phiếu để mua được xăng cho chiếc xe của mình, trên phiếu ghi đầy đủ thông tin về chủ sở hữu cũng như loại xe và biển kiểm soát của chiếc xe đó. Xăng dầu được mua tại các Cửa hàng Chất đốt với giá do Nhà nước quyết định. Tuy nhiên, thời điểm này, lượng xe máy cá nhân còn rất hạn chế. Cơ cấu sản phẩm xăng dầu được sử dụng nhiều nhất là dầu hỏa (dùng làm chất đốt).

Đến năm 1986, khi dỡ bỏ chế độ bao cấp và tem phiếu, thị trường xăng dầu bắt đầu vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, giai đoạn đó, 100% nguồn xăng dầu được nhập khẩu từ nước ngoài. Cho đến ngày 8/1/1998, Nhà máy lọc dầu Dung Quất khởi công và đến ngày 17/2/2009 nhà máy mới cho ra dòng sản phẩm đầu tiên, bắt đầu giai đoạn chủ động một phần nguồn cung xăng dầu trong nước.

Cho đến ngày 15 tháng 9 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 187/2003/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý xăng dầu, hệ thống phân phối trên thị trường được chia ra doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu và doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nội địa. Các quy định về giá cơ sở xăng dầu cũng dần được hình thành, tạo điều kiện cho việc hình thành giá xăng dầu như thời gian sau này.

Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 về kinh doanh xăng dầu, trong đó quy định về doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu; doanh nghiệp sản xuất, chế biến xăng dầu. Nghị định nêu rõ, thương nhân có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu được thực hiện phân phối xăng dầu do thương nhân sản xuất ra tại thị trường trong nước thông qua các đơn vị trực thuộc. Bao gồm các doanh nghiệp thành viên, chi nhánh, kho, cửa hàng, trạm bán lẻ của doanh nghiệp hoặc thông qua hệ thống đại lý, bao gồm các tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu.

Bài 2: Hệ thống phân phối “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu”
Petrolimex hiện là doanh nghiệp chiếm hơn nửa thị phần xăng dầu và là doanh nghiệp chủ lực trong việc đảm bảo nguồn cung thời gian qua

Đến năm 2009, Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu đã được ban hành, quy định rõ về các doanh nghiệp tham gia thị trường gồm: thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; thương nhân sản xuất xăng dầu; tổng đại lý kinh doanh xăng dầu; đại lý bán lẻ xăng dầu; cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Năm 2014,Chính phủ ban hành Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và năm 2021 ban hành Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 83 quy định các loại hình thương nhân kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Tựu chung lại, hệ thống phân phối xăng dầu hiện nay gồm "5 tầng":

*Thương nhân đầu mối (gồm thương nhân đầu mối kinh doanh và thương nhân đầu mối sản xuất)

*Thương nhân phân phối;

*Tổng đại lý;

*Đại lý;

Cửa hàng bán lẻ.

Sự phát triển của hệ thống phân phối xăng dầu ở Việt Nam khá nhanh, nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây. Năm 2012, cả nước chỉ có 13 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu. Tới năm 2014, con số tăng lên 18 đầu mối, năm 2015 là 19 đầu mối và đến nay có 38 doanh nghiệp đầu mối (trong đó có 4 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nhiên liệu hàng không). Cả nước có 320 doanh nghiệp phân phối và có gần 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Theo qui định của pháp luật, cụ thể theo Nghị định 95, sửa đổi bổ sung Nghị định 83 quy định, điều kiện và quyền lợi các bộ phận trong hệ thống phân phối như sau:

*Thương nhân đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu: Phải có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận được tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mười lăm nghìn mét khối (15.000 m3) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên. Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên. Đặc biệt, phải có hệ thống phân phối xăng dầu: tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất năm (05) cửa hàng thuộc sở hữu của doanh nghiệp; tối thiểu bốn mươi (40) tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân.

*Với thương nhân phân phối: Phải có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên. Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh xăng dầu từ năm (05) năm trở lên. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu hoặc thuê với thời hạn thuê từ năm (05) năm trở lên, trong đó có ít nhất ba (03) cửa hàng thuộc sở hữu; tối thiểu mười (10) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc các đại lý hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy chứng nhận...Ngoài ra còn nhiều điều kiện khác.

Gót chân Asin của hệ thống phân phối đặt ra yêu cầu quản lý mới

Thế nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã "lách luật" để vượt qua các điều kiện hoặc thực hiện không đúng các qui định sau khi được cấp phép. Trong quá trình tìm hiểu tư liệu thực hiện loạt bài này, phóng viên Báo Công Thương tiếp cận văn bản số 9404/VPCP-KTTH ngày 28/10/2010 của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Công Thương nêu rõ: "Báo điện tử Dân Trí ngày 20 và 22 tháng 12 năm 2010 có bài phản ánh tại một số địa phương doanh nghiệp, người dân không mua được dầu diesel, có hiện tượng đại lý kinh doanh xăng dầu từ chối bán hàng hoặc hạn chế lượng bán; một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu nhập hàng không đúng tiến độ do nhập khẩu xăng dầu đang bị lỗ và gặp khó khăn về ngoại tệ để nhập khẩu".

12 năm sau, câu chuyện vướng mắc trong hệ thống phân phối xăng dầu dường như lặp lại "gót chân asin" như ngày xưa.

Vấn đề này gần đây được các cử tri quan tâm và đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, cho rằng, Việt Nam có đến 36 đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu và hơn 330 thương nhân phân phối trong khi Nhật Bản chỉ có 5 đầu mối, Trung Quốc 4-6 đầu mối. Điều này đã dẫn đến hệ lụy là rất khó quản lý, đại biểu chỉ rõ.

Trả lời chất vấn này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, việc cấp phép được thực hiện theo đúng quy định của Nghị định 83 và Nghị định 95 và từ khi về nhận nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Công thương đến nay, Bộ trưởng đã thống nhất trong Ban cán sự Đảng và lãnh đạo Bộ không cấp thêm, chỉ cấp đổi giấy phép.Việc cấp đổi này cũng được thực hiện khi doanh nghiệp chứng minh đủ điều kiện cũng như đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.

Dù vậy, Bộ trưởng cũng cho rằng hệ thống kinh doanh xăng dầu cũng đang qua nhiều tầng, nấc như thế này sẽ rất rối trong những tình huống thị trường biến động, bất thường và sẽ tăng chi phí cộng vào giá bán lẻ. Chính vì vậy, thời gian tới cần có sự sắp xếp lại hệ thống từ doanh nghiệp đầu mối đến các thương nhân phân phối và các tổng đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Được biết, trên thị trường bán lẻ xăng dầu hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chi phối. Petrolimex có thị phần gần 50%, PV Oil xấp xỉ 20%. Nếu tính thêm thị phần của một số doanh nghiệp cũng kinh doanh xăng dầu lâu năm như Saigon Petro, Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp, Tổng công ty Xuất nhập khẩu Thanh Lễ với tổng cộng khoảng 6-7% nữa, phần còn lại cho hơn 20 thương nhân kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu chỉ còn hơn 20% (trừ 3 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hàng không và mảng sản phẩm nhiên liệu bay).

Cho nên, từ thực tế một số doanh nghiệp đầu mối không hoàn thành hạn mức nhập khẩu xăng dầu cũng như một số bất cập ghi nhận qua các đợt thanh tra, kiểm tra là vấn đề đặt ra cần phải rà soát, tái cấu trúc lại hệ thống phân phối, thanh lọc các doanh nghiệp đầu mối không đủ năng lực.

Hiện nay Petrolimex đang chiếm khoảng 50% thị phần xăng dầu nội địa với 5.500 cửa hàng; PV OIL đang chiếm khoảng 20% thị phần với khoảng 650 cửa hàng bán lẻ; còn lại là các doanh nghiệp khác như Saigon Petro, Thalexim, Mipec…

Nhận thức rõ thực tế đó nên vừa qua, Bộ Công Thương không chỉ cấp thêm giấy phép mà còn đặc biệt quan tâm đến công tác hậu kiểm đối, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, xử lý và khắc phục hiện tượng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc các qui định về sở hữu hạ tầng, dự trữ xăng dầu, thực hiện nghĩa vụ, lạm dụng giấy phép, ưu đãi tín dụng…Các đoàn kiểm tra, thanh tra đã xử phạt và áp dụng hình thức bổ sung đối với 12 doanh nghiệp đầu mối vi phạm, thu hồi giấy phép đối với một số doanh nghiệp phân phối.

Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Công Thương đã ra quyết định số 2170/QĐ-BCT về việc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu đối với Công ty TNHH Trường Phú. Nguyên nhân là bởi trong quá trình thực hiện kế hoạch hậu kiểm, Bộ Công Thương phát hiện công ty này không thực hiện gửi các báo cáo cập nhật về hoạt động kinh doanh, hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định về Bộ Công Thương. Đồng thời không thực hiện đúng nghĩa vụ của thương nhân phân phối kinh doanh xăng dầu tại địa phương.

“Nút thắt” chi phí chậm được tháo gỡ

Việc có nhiều tầng nấc trong hệ thống kinh doanh phân phối xăng dầu là một nút thắt cần tháo gỡ, song câu chuyện chi phí kinh doanh xăng dầu mới là câu chuyện làm nóng thị trường thời gian vừa qua. Đây cũng là nguyên nhân cốt lõi gây gián đoạn nguồn cung.

Bài 2: Hệ thống phân phối “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu”
Doanh nghiệp xăng dầu gặp khó về chi phí thời gian qua

Còn nhớ đầu tháng 10 vừa qua, 36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc không tính đúng, tính đủ chi phí trong giá cơ sở, dẫn đến doanh nghiệp phải chịu tình trạng giá mua cao hơn bán ra. Điều này khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số thời điểm đứt gãy nguồn cung, gây ảnh hưởng đến tiêu dùng trong nước.

Chi phí kinh doanh xăng dầu có 2 phần, thứ nhất là chi phí tạo nguồn (Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam đối với xăng nhập khẩu và Premium + Chi phí đưa xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng). Chi phí tạo nguồn thực ra là giá vốn đã được doanh nghiệp thực hiện. Theo quy định của Nghị định 95, những chi phí này được tổng kết lại sau 6 tháng thực hiện của doanh nghiệp. Doanh nghiệp báo cáo lên liên Bộ để tính toán và điều chỉnh. Mặc dù chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam đã được điều chỉnh từ tháng 6/2022, tuy nhiên, thời gian qua đã tăng rất cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh nguồn xăng dầu nhập khẩu.

“Có những thời điểm chi phí này lên đến 11 USD, nhưng chi phí quy định chỉ có 3 USD nên doanh nghiệp bị lỗ. Do đó, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã đề xuất điều chỉnh chi phí này ngay vào ngày 11/11, thay vì đầu năm 2023 như thường lệ. Đây là việc đương nhiên phải điều chỉnh, do đây thực tế là chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra rồi” – ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hội Xăng dầu Việt Nam cho biết. Do đến thời điểm này mới được điều chỉnh nên theo đúng công thức tính giá cơ sở, doanh nghiệp sử dụng nguồn xăng nhập khẩu sẽ lỗ.

Còn một loại chi phí khác liên quan đến chiết khấu đó là chi phí lưu thông, đang được quy định ở mức 1.350 đồng/lít, áp dụng từ năm 2014. Chi phí đó năm nào Bộ Tài chính cũng rà soát và thực sự nó không vượt cao lên với nhiều lý do như doanh nghiệp phát triển nên chi phí giảm do tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh doanh tổ chức tài chính tốt… Tuy nhiên, còn rất nhiều loại chi phí khác như hải quan yêu cầu các đầu mối nhập khẩu tự động kết nối; thuế cũng yêu cầu lắp VAT để trả từng hóa đơn bán lẻ cho người tiêu dùng; rồi đòi hỏi của quá trình chuyển đổi số, thanh toán không tiền mặt… Tất cả đều phải có chi phí và chi phí rất lớn, vậy nguồn này ở đâu? Đây cũng là lý do các doanh nghiệp đã liên tục kiến nghị các cơ quan chức năng cần có giải pháp.

“Đối với các cửa hàng bán lẻ phản ánh chiết khấu âm, thì không phải thương nhân đầu mối hay thương nhân phân phối trả cho họ chiết khấu âm, mà ví dụ quy định chiết khấu là 1.000 đồng/lít, nhưng hiện doanh nghiệp đang lỗ 1.500 đồng/lít thì rõ ràng chiết khấu sẽ là -500 đồng. Dù chiết khấu là do doanh nghiệp tự thỏa thuận, nhưng khi doanh nghiệp lỗ thì chiết khấu này đương nhiên không có” – ông Bảo phân tích.

Bên cạnh đó, dù chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam đã được Bộ Tài chính tăng trong kỳ điều hành ngày 11/11, song quan trọng nhất vẫn là khoản chênh lệch tính vào giá, phụ phí premium khi doanh nghiệp mua trong những hợp đồng tháng 11, 12 không phải là 5-6 USD mà là 11 USD nên doanh nghiệp vẫn đang còn lỗ tương ứng với 5-6 USD/thùng. Đây là vấn đề cần phải xem xét để giải quyết thấu đáo trong thời gian tới.

Theo văn bản của một doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vừa tổng hợp gửi cơ quan chức năng chỉ rõ, về chi phí nhập khẩu đưa xăng dầu về cảng Việt Nam, tạm tính giá bình quân nhập khẩu của quý IV (giá Premium, cước vận chuyển, bảo hiểm, chi phí giám định) hiện nay đối với xăng là 4.076 đồng/lít; Đối với dầu là 2.147 đồng/lít.

Trong khi đó, kỳ điều hành vừa qua (11/11), mức chi phí này chỉ mới tăng ở ngưỡng 640 đồng/lít với xăng nền để phối trộn xăng E5 RON 92, xăng RON 95 ngưỡng 1.280 đồng/lít, dầu diesel 0,05S là 730 đồng/lít, dầu hỏa là 1.740 đồng/lít, dầu madut 180cst 3,5S là 1.290 đồng/kg. Như vậy, mức tăng này chưa thấm vào đâu so với chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam của các doanh nghiệp.

Không chỉ gặp khó về chi phí mà đối với hạn mức tín dụng, Công ty TNHH Thương mại Công Minh (Bắc Giang) là một thương nhân phân phối xăng dầu nêu rõ trong báo cáo về thực trạng khó khăn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như sau, hạn mức tín dụng của đơn vị này được cấp tại các Ngân hàng thương mại đủ điều kiện giải ngân thời điểm hiện tại là 955 tỷ đồng. Với dư nợ hiện tại là 327 tỷ đồng, thì hạn mức còn lại chưa được giải ngân là 628 tỷ đồng nhưng ngân hàng không có room tín dụng, không có tiền đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh xăng dầu phục vụ thị trường của doanh nghiệp.

Vấn đề hạn mức tín dụng cũng đã được Hiệp hội Xăng dầu kiến nghị rất nhiều lần. Theo đó, các doanh nghiệp đang đề nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp thêm hạn mức tín dụng để Doanh nghiệp đầu mối nhập hàng theo lượng phân giao tối thiểu Quý 4 của Bộ Công Thương. Đồng thời, đề nghị Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp đủ vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.

“Liều thuốc” trước mắt

Nhìn lại diễn biến thị trường xăng dầu suốt nhiều tháng qua cho thấy, khó có thể trách cứ nhiều cơ quan quản lý khi mà Bộ Công Thương đã 5 lần đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, cập nhật các chi phí và Bộ Tài chính cũng có nhiều nỗ lực, đã có hai lần điều chỉnh từ đầu năm tới nay nhưng vẫn chưa thể "hài lòng" đề nghị của doanh nghiệp. Quản lý nhà nước phải làm theo đúng pháp luật và khi mà một số qui định của pháp luật đã lỗi thời mà chưa được sửa đổi thì cơ quan quản lý cũng không được phép "vượt rào".

Nhìn nhận hiện tượng tiêu cực ở một vài đô thị lớn, xuất hiện hình ảnh một số người dân mang can, chai bán "cây xăng tự phát" ở vỉa hè, PGS, TS Trần Đình Thiên đã cho rằng nên tạm gạt khía cạnh đạo đức kinh doanh sang một bên để nhìn nhận dưới góc độ thị trường. Các "cây xăng cục gạch" này đã phản ánh đúng "quy luật thị trường": giá do người bán quyết định và người mua phải chấp nhận mua nếu không muốn rồng rắn hàng dài chờ đổ ở cây xăng.

Khi mà việc áp giá cơ sở, tỉ lệ chiết khấu, kỳ điều hành giá... còn bất cập mà bài toán chi phí kinh doanh chưa được giải thỏa đáng thì cơ quan quản lý khó mà giải ngay được bài toán bất cập. Song khác với những cú sốc trước kia, lần này, sau những loay hoay, phối hợp chưa nhịp nhàng, sự vào cuộc đã ngày một kịp thời hơn, hiệu quả hơn.

Trả lời báo chí, ông Bùi Ngọc Bảo làm rõ hơn vấn đề, cho biết từ tháng 3/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề nghị sửa đổi hai nghị định về kinh doanh xăng dầu cũng như 4,5 lần đề nghị rà soát, bổ sung chi phí kinh doanh xăng dầu cho thấy cơ quan quản lý đã nhìn ra bất cập từ rất sớm. Nhưng xăng dầu là mặt hàng thuộc danh mục bình ổn, Luật giá quy định lúc nào cần bình ổn thì Thủ tướng quyết định và biện pháp thế nào cũng do Thủ tướng quyết. Kể cả trong nghị định cũng nói khi bất thường thì báo cáo Thủ tướng để xử lý. Do đó, mấy hôm nay đã có công điện là thuộc thẩm quyền của Thủ tướng, các bộ. Mà hiện nay bất thường quá, từ trước đến nay có bao giờ như thế này đâu. Còn nếu sửa nghị định là quy trình rất bài bản từ đánh giá, quy trình, xin ý kiến... có khi kéo dài hàng năm.

Theo thông lệ là thế nhưng lần này Thủ tướng cũng chỉ đạo phải sửa ngay nghị định theo qui trình rút gọn.Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc, thành lập các tổ công tác và gửi văn bản tới các bộ, ngành, địa phương, đối tượng liên quan lấy ý kiến phục vụ sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu. Còn việc cập nhật, sửa đổi chi phí kinh doanh xăng dầu, dẫu có ý kiến cho rằng phải đợi hết năm 2022 để bổ sung số liệu hoặc nhanh cũng phải sang tháng 12/2022. Nhưng ngay trong tối 12/11, chỉ một ngày sau kỳ điều chỉnh giá xăng dầu, Thủ tướng đã có chỉ đạo rà soát, cho các doanh nghiệp báo cáo số liệu, làm ngay để phục vụ kỳ điều chỉnh xăng dầu vào ngày 21/11 tới. Có thể nói đó là những chỉ đạo quyết liệt, mau lẹ chưa có tiền lệ.

Bài 2: Hệ thống phân phối “5 tầng”: Liều thuốc trước mắt và “cuộc đại phẫu”
Cần có một "cuộc đại phẫu" cho thị trường xăng dầu

“Cuộc đại phẫu” cho thị trường xăng dầu

Thừa nhận các cơ quan chức năng đã “rất cố gắng và làm tròn vai”, song ông Bùi Ngọc Bảo cũng khẳng định: “Sẽ không có một cơ chế nào phủ được hết tính “dị biệt” của thị trường. Trong khi chính sách có độ trễ nhất định. Cho nên về lâu dài, vẫn phải vận hành theo cơ chế thị trường. Nhà nước sẽ công bố một mức giá trần, và để doanh nghiệp tự điều chỉnh căn cứ theo giá trần đó. Nếu như tình hình thế giới khiến giá xăng dầu vượt giá trần thì sử dụng các công cụ thuế phí”.

Nhìn lại cơ chế giá hiện nay, và các cơ chế tính giá xăng dầu trong các văn bản trước, ông Bùi Ngọc Bảo cho rằng, việc định giá hiện nay khiến giá xăng dầu vừa là giá sàn, vừa là giá trần. Doanh nghiệp trong Nghị định chỉ được quyền bán buôn nhưng không được vượt giá cơ sở nhà nước đề ra.

“Đề nghị rà soát lại 1 Quyết định và 5 Nghị định liên quan đến xăng dầu. Cụ thể, Quyết định 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về việc ban hành quy chế quản lý xăng dầu cho phép Nhà nước đưa ra giá định hướng đối với mặt hàng xăng cho phép doanh nghiệp điều chỉnh xăng +-1%, dầu +- 5%. Sau đó, năm 2007 đưa ra Nghị định 55/2007/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, có nhiều chế tài hơn nhưng giá vẫn theo tư tưởng thị trường hóa, cho phép doanh nghiệp điều chỉnh, xăng thả nổi và dầu bù lỗ. Đến năm 2009, ra Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu – đây là Nghị định tính toán kỹ và tương đối tiên tiến, đã đưa ra giá định hướng, doanh nghiệp được quyền tăng, giảm từ 7% - 13% và được quyền quyết định 60%, còn lại lấy từ Quỹ bình ổn. Tuy nhiên, đến năm 2014 bắt đầu ra Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu, coi như giá cứng, doanh nghiệp không được quyền quyết định. Vô hình chung, xuyên suốt thị trường giai đoạn này là giá bình ổn. Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 83 cũng tương tự”- ông Bùi Ngọc Bảo nhấn mạnh và tiếp tục đề nghị Bộ Tài chính nên rà soát tất cả chi phí, cùng Liên Bộ Công Thương – Tài chính đặt ra giá trần, trên cơ sở đó, doanh nghiệp tự điều chỉnh mức giá dưới giá trần.

Đồng ý kiến, PGS. TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, về lâu dài phải hướng đến kinh tế thị trường, ở đó nhà nước chỉ định ra cái khung còn doanh nghiệp dần dần phải nới rộng ra để họ có quyền hoạt động độc lập, quyền quyết định về giá, quyền quyết định về chi phí. Nếu doanh nghiệp nào tiết kiệm được chi phí thì doanh nghiệp đó được hưởng. Phải xây dựng thị trường xăng dầu từng bước một.

Về lâu dài, chuyên gia Vũ Vinh Phú cũng cho biết, hiện nay Chính phủ đang yêu cầu rà soát lại Nghị định 95. Theo quan điểm của vị chuyên gia này, trong Nghị định 95 sửa đổi, cần tính tới việc đa dạng hóa các nhà đầu tư vào lĩnh vực xăng dầu, kể cả nhà đầu tư tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Họ sẽ tự chịu trách nhiệm về giá cả xăng dầu đưa ra thị trường, có như thế mới có được một mức giá cạnh tranh cho người tiêu dùng. Nhà nước lúc này chỉ đóng vai trò quản lý về chất lượng xăng dầu; chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại; nghĩa vụ thu nộp ngân sách nhà nước. Đồng thời, duy trì một khung giá sàn trong từng thời kỳ khi thị trường có biến động mạnh.

“Đặc biệt, tôi cho rằng giải pháp quan trọng hàng đầu là thay thế Quỹ bình ổn giá xăng dầu hiện nay bằng xây dựng kho dự trữ xăng dầu bằng hiện vật để đảm bảo bình ổn thị trường khi có biến động mạnh trên thế giới” – ông Vũ Vinh Phú nói.

Ngoài ra cũng cần phải nói đến một công cụ quản lý quan trọng khác đã được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tâm huyết và chỉ đạo triển khai ngay từ đầu năm 2022. Nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, ngăn chặn các hành vi sai phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu và hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc điều tiết cung cầu mặt hàng xăng dầu, cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc cập nhật dữ liệu đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên cả nước (về nguồn hàng hóa, hệ thống phân phối, địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp...). Vừa qua, Bộ Công Thương phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông để hoàn thiện việc xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và điều hành xăng dầu quốc gia. Trong 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để ổn định thị trường xăng dầu khi trình bày trước Quốc hội vào ngày 28/10 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định: "Tiếp tục triển khai phần mềm quản lý, phân phối kinh doanh xăng dầu thống nhất, trực tiếp từ Bộ Công Thương đến các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối và từ chính quyền các tỉnh, thành phố đến 17.000 đại lý, cửa hàng bán lẻ trong cả nước nhằm bảo đảm tính khách quan, chính xác, minh bạch, kịp thời trong quản lý".

Danh sách 38 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối

1. Tập đoàn xăng dầu Việt Nam

2. Công ty TNHH MTV dầu khí TP. Hồ Chí Minh

3. Tổng công ty Dầu Việt Nam - Công ty cổ phần

4. Công ty TNHH MTV - Tổng công ty xăng dầu Quân đội

5. Công ty cổ phần thương mại dầu khí Đồng Tháp

6. Công ty TNHH MTV nhiên liệu hàng không Việt Nam (Skypec)

7. Tổng công ty thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP

8. Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex

9. Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội

10. Công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà

11. Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương

12. Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ hàng hải STS

13. Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu

14. Công ty TNHH sản xuất thương mại Hưng Phát

15. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh

16. Tổng công ty thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

17. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Long Hưng

18. Công ty TNHH Hải Linh

19. Công ty TNHH xăng dầu Hồng Đức

20. Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Minh Đức

21. Công ty cổ phần tập đoàn Dương Đông

22. Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil

23. Công ty TNHH Petro Bình Minh

24. Công ty cổ phần đầu tư Nam Phúc

25. Công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

26. Công ty cổ phần XNK xăng dầu Tín Nghĩa

27. Công ty TNHH xăng dầu Tây Nam S.W.P

28. Công ty TNHH xăng dầu Hùng Hậu

29. Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư phát triển Trường An

30. Công ty cổ phần Anh Phát Petro

31. Công ty CP xăng dầu Tân Nhật Minh

32. Công ty Cổ phần Thương mại Xăng dầu Tân Sơn Nhất (chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)

33. Công ty cổ phần nhiên liệu Phúc Lâm

34. Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam

35. Công ty TNHH Trung Linh Phát

36. Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh

37. Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro

38. Công ty cổ phần Tập đoàn nhiên liệu hàng không Đông Dương

Singapore có 04 doanh nghiệp thực hiện các công đoạn từ sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, bán buôn bán lẻ xăng dầu, trong đó 03 doanh nghiệp là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Thị trường xăng dầu tại Singapore trước đây được đánh giá là hạn chế cạnh tranh và có dấu hiệu độc quyền theo chiều dọc với chỉ 04 doanh nghiệp sản xuất, phân phối. Do đó, Chính phủ Singapore đã có chiến lược lôi kéo các công ty xăng dầu lớn của nước ngoài về Singapore hoạt động theo quy chế “Doanh nghiệp được phép buôn bán dầu” – Approved Oil Traders, do Bộ Công Thương Singapore vận hành và cấp phép (Cục doanh nghiệp), theo đó các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được mở rộng kinh doanh sang cả các mặt hàng khác như khoáng sản, vật liệu xây dựng, vật liệu điện tử… ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức từ 5-10%. Đến nay, Singapore đã thu hút được hơn 500 doanh nghiệp toàn cầu tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu.

+ Tại Trung Quốc: Trung Quốc có 03 Tổng công ty xăng dầu trực thuộc Nhà nước. Tính đến hết năm 2019, có tổng cộng 106.000 trạm kinh doanh xăng dầu trên cả nước, với 458 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, trong đó: 79 doanh nghiệp trực thuộc 02 Tổng công ty lớn, 356 doanh nghiệp trực thuộc các Tổng công ty nhà nước khác và doanh nghiệp tư nhân, 23 doanh nghiệp hợp tác đầu tư nước ngoài.

+ Tại Nhật Bản: các doanh nghiệp được tự do tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu tại Nhật Bản, ngoại trừ việc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn bắt buộc về dự trữ, kiểm soát chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.

Hiện nay Nhật Bản có 11 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “đầu mối” (có chức năng vừa sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu). Các doanh nghiệp được tự do tham gia thị trường kinh doanh xăng dầu và cũng có nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật như các nhà bán lẻ lĩnh vực khác.

(Nguồn: Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Hiện trạng rừng ở dự án hồ chứa nước Ka Pét
  • ADB sẵn sàng hỗ trợ Bộ Tài chính hoàn thiện cơ chế tài chính với dự án PPP
  • An Trần lần đầu tổ chức đêm nhạc cá nhân, Hà Minh thay đổi phong cách
  • HNX: Giá trị giao dịch cổ phiếu quý 3 tăng gần 400% so với cùng kỳ năm 2020
  • Vàng được khai thác như thế nào?
  • Từng bước hiện đại hóa kho tàng, cơ sở vật chất dự trữ quốc gia
  • VTV hé lộ hậu trường loạt phim đặc biệt thực hiện trong các trại giam
  • Lý do nhà đầu tư “săn lùng” bất động sản quận Đống Đa?
推荐内容
  • Đổi thay từ những tuyến đường kiểu mẫu
  • Ruby’s World nâng cao kỹ năng cho thí sinh Miss Grand Vietnam 2024
  • Doanh nghiệp đề nghị làm rõ nhiều điều khoản trong Dự thảo Nghị định quy định về giá đất
  • Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Ông Donald Trump gặp bất lợi trước phán quyết của tòa án?
  • Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
  • Song Hye Kyo khác lạ không nhận ra