【ty le keo 2in1】Hải quan An Giang: Đấu tranh hiệu quả với vận chuyển trái phép tiền, vàng qua biên giới
Diễn biến phức tạp
An Giang có đường biên giới với Campuchia dài, có địa hình đồng bằng, nhiều sông rạch, giao thông đường sông và đường bộ rất thuận lợi cho việc đi lại. Mặt khác, dọc tuyến bên kia biên giới (lãnh thổ Campuchia) hình thành nhiều trường gà, casino… nên hoạt động vận chuyển vàng, tiện tệ qua biên giới rất phức tạp.
Theo Cục Hải quan An Giang, bên cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, Cục Hải quan An Giang đã chỉ đạo các đơn vị chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, tập trung nắm tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với các đối tượng có dấu hiệu nghi vấn mang theo số lượng lớn tiền mặt mà mục đích chuyến đi không rõ ràng. Lưu ý các trường hợp lợi dụng đi thăm thân, du lịch, đi công tác để chuyển ngoại tệ ra vào bất hợp pháp. Theo dõi lịch trình, kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ các xe liên vận chở khách du lịch, đặc biệt hành lý để tránh tình trạng xuất nhập lậu tiền tệ, kim loại quý, đá quý.
Trong 5 vụ liên quan đến vàng, tiền bị Cục Hải quan An Giang bắt giữ, có 3 vụ nhập lậu với tang vật là 8kg vàng miếng (24K), trên 100 triệu Riel, 400 USD và 500 triệu đồng; 1 vụ xuất lậu với tang vật trên 11.000 USD và trên 30 triệu đồng; 1 vụ vi phạm thủ tục hải quan (nhập cảnh bằng giấy thông hành không khai báo phần vượt mức quy định) với tang vật trên 10 triệu Riel. Cục Hải quan An Giang đã khởi tố vụ án 2 vụ, chuyển cơ quan Công an khởi tố 1 vụ. Các đối tượng vi phạm là người Việt Nam, người Campuchia và có người cả hai quốc tịch nên hoạt động vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới khá phức tạp, có sự cấu kết lẫn nhau trong quá trình trao đổi, nhận hàng và thực hiện vận chuyển trái phép qua biên giới.
Còn nhiều vướng mắc
Với kết quả bắt giữ tương đối hiệu quả nhưng theo Cục Hải quan An Giang, hoạt động vận chuyển trái phép mặt hàng vàng, tiền rất tinh vi, có giá trị nên trong nhiều trường hợp các đối tượng sẽ thực hiện hành vi đến cùng để vận chuyển hàng trót lọt qua biên giới, khi bị bắt giữ thường có nhiều phương thức thủ đoạn đối phó. Cục Hải quan An Giang cho biết, theo pháp luật về tố tụng hình sự thì sau khi lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, cơ quan Hải quan không có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người theo tố tụng hình sự. Đặc biệt, khi phát hiện, bắt giữ đối tượng buôn bán, vận chuyển ngoại tệ cần phải giám định nên đã gặp nhiều khó khăn, bị động trong khâu lập hồ sơ vi phạm ban đầu.
Một khó khăn nữa hiện nay là dữ liệu và chia sẻ dữ liệu liên quan đến hoạt động vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới hầu như rất hạn chế. Cục Hải quan An Giang kiến nghị cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của Ngành, liên bộ ngành liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền như về thông tin chuyến đi, mục đích chuyến đi của cá nhân có nhiều biểu hiện nghi ngờ; thông tin về quản lý ngoại hối của hành khách xuất nhập cảnh; gian lận thương mại qua giá; khai sai mã hàng, khai sai số lượng, khối lượng hàng hóa nhằm mục đích rửa tiền để chia sẻ cho các đơn vị trong ngành làm cơ sở đấu tranh, phòng ngừa.
Cục Hải quan An Giang tiếp tục kiến nghị cần ban hành thông tư thay thế Quyết định số 92/2000/QĐ-NHNN ngày 17/3/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt đối với cá nhân xuất nhập cảnh bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh hoặc giấy chứng minh biên giới; ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 17/2004/QĐ-NHNN ngày 5/1/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia. Việc kiến nghị thay thế 2 quyết định này theo hướng cần quy định xuất nhập khẩu hàng hóa theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp phải thanh toán bằng đồng USD và qua hệ thống ngân hàng bằng các hình thức như TTr, L/C,... Chỉ cho phép thanh toán tiền mặt VND đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của cư dân biên giới. Đối với khách xuất nhập cảnh chỉ được mang tiền VND, USD, tiền của nước có chung đường biên giới theo quy định, vượt định mức phải khai báo và không được dùng để nộp vào tài khoản vãng lai nhằm mục đích thanh toán tiền mua hàng từ doanh nghiệp Việt Nam. Vì hiện nay, việc thanh toán bằng tiền mặt VND mang tính rủi ro cao, doanh nghiệp có thể lợi dụng cơ chế này để gian lận trong việc thực hiện hoàn thuế Giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
Ông Nguyễn Tấn Bửu, Phó Cục trưởng Cục Hải quan An Giang cho biết: “Trong thời gian tới, Cục Hải quan An Giang tiếp tục triển khai hiệu quả chống buôn lậu của ngành Hải quan, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Song song đó là các biện pháp phối hợp với các đơn vị trong và ngoài ngành nhằm chia sẻ thông tin, dữ liệu cũng như xây dựng phối hợp đấu tranh hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật nói chung và các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới”. |