您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【keo nha.cai】Mức phạt nghệ sĩ, KOLs phát ngôn lệch chuẩn trên mạng chưa đủ sức răn đe 正文

【keo nha.cai】Mức phạt nghệ sĩ, KOLs phát ngôn lệch chuẩn trên mạng chưa đủ sức răn đe

时间:2025-01-11 08:42:56 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Đối với nghệ sĩ, KOLs phát ngôn lệch chuẩn, sai sự thật trên mạng xã hội hiện nay, theo quy định tại keo nha.cai

Đối với nghệ sĩ,ứcphạtnghệsĩKOLsphátngônlệchchuẩntrênmạngchưađủsứcrănđkeo nha.cai KOLs phát ngôn lệch chuẩn, sai sự thật trên mạng xã hội hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng và cơ quan chức năng thường chọn mức ở giữa 7,5 triệu đồng.

unnamed 1s.jpg
Các cá nhân phát ngôn lệch chuẩn trên mạng xã hội bị Sở TT&TT TP.HCM xử phạt vừa qua. Ảnh: Trung tâm báo chí TP.HCM cung cấp

Theo đại diện một công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tại TP.HCM, mức phạt này không hề tương xứng với thu nhập mà các nghệ sĩ hay KOLs đang có. Chẳng hạn, với các sự kiện, để thuê nghệ sĩ đăng một thông báo trên Facebook,  người tổ chức chương trình phải chi trung bình 25 triệu đồng trở lên, có người phải chi 50 – 60 triệu đồng. Trong khi đó, đối với KOLs thì tuỳ theo "level" (mức độ ảnh hưởng) mà có mức giá khác nhau. Với những người có "level" tầm trung hay cao, mức giá lên đến 40 – 60 triệu đồng. Đặc biệt, nếu thuê nghệ sĩ hay KOLs chạy theo một kế hoạch dài hạn trên mạng xã hội, mức thù lao phải trả lên vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. 

“Nhìn vào thu nhập so với mức phạt 7,5 triệu đồng khi sai phạm thì có thể nói hoàn toàn không đủ sức răn đe với các nghệ sĩ hay KOLs hiện nay. Điều này đòi hỏi cần có các giải pháp mạnh hơn và mức phạt nặng hơn mới có thể xử lý triệt để được”,vị đại diện này cho biết.

Ông Lê Quốc Vinh, Chủ tịch của Le Bros trong lần trao đổi trước đây vớiVietNamNetcho biết mức phạt dành cho hành vi phát tán thông tin sai sự thật trên mạng xã hội chỉ có tính răn đe đối với những người vô tình lan truyền tin giả, vô tình tiếp tay cho tin giả, hoặc những người tung tin giả lặt vặt, gây ảnh hưởng không lớn. Nhưng mức này không có ý nghĩa đối với những người cố tình muốn thao túng tâm lý, trục lợi hay âm mưu trục lợi từ tin giả, tin dẫn dắt sai lệch. Mức phạt kiểu hành chính như vậy không hề làm cho chủ thể đưa nguồn tin giả giảm bớt hành vi, mà ngược lại, còn gián tiếp cho họ động cơ tiếp tục phát tán. 

Một điều nữa là mức phạt này có ý nghĩa với những người không có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội, không cố tình kiếm lợi từ tin giả, nhưng thực sự vô nghĩa với những người có ảnh hưởng lớn, những KOLs, những người dù muốn dù không cũng sẽ thu hút lượng người theo dõi (followers) lớn nhờ tin giả. 

Ông Lê Quốc Vinh cho rằng, mức phạt phải dựa vào hậu quả mà người lan truyền, tung tin giả gây ra. Nhiều người cho là khó thực hiện, nhưng với công nghệ hiện đại bây giờ, tính toán mức độ ảnh hưởng một nguồn tin giả, một bản tin giả không phải là khó. 

Vấn đề nghệ sĩ, KOLs phát ngôn lệch chuẩn trên mạng tiếp tục được ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 3/2024 do Bộ TT&TT tổ chức ngày 6/3 vừa qua. 

Theo ông Lê Quang Tự Do, trường hợp nghệ sĩ nhận hợp đồng quảng cáo hàng tỷ đồng thì ngay cả khi bị xử phạt số tiền trăm triệu đồng, họ cũng không lo lắng. Để xử lý tình trạng nói trên, Bộ TT&TT đang đồng thời làm hai việc. Thứ nhất, Bộ TT&TT vừa trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 72, bổ sung một loạt quy định với hoạt động trên mạng xã hội, không gian mạng. Khi Nghị định thay thế được ban hành, dự kiến giữa năm 2024, Bộ TT&TT sẽ tham mưu quy định xử phạt mới, tăng mức tiền phạt cũng như hình phạt bổ sung với hành vi vi phạm trên không gian mạng để tăng sức răn đe.

Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử nhấn mạnh: “Trong một số trường hợp, tăng mức phạt như thế nào cũng không đủ. Khi họ có nhận thức khác về pháp luật, phải có hình thức xử lý cao hơn hành chính, chẳng hạn xử lý hình sự”.

Theo ông Nguyễn Duy Vĩ, sáng lập công ty Buzi, đang hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing, với các phát ngôn lệch chuẩn, sai sự thật trên mạng thì hình sự hoá không phải là một biện pháp khả thi. Hình sự chỉ có tính chất răn đe trong một thời điểm nhất định rồi sẽ lại đâu vào đấy. Ở đây, cần sử dụng hình thức “cấm sóng” hay như tiến hành phong sát như Trung Quốc. “Cấm sóng” các cá nhân vi phạm trên tất cả các nền tảng từ truyền hình, đến phát ngôn hay livestream trên mạng xã hội, yêu cầu các nền tảng xoá toàn bộ các hình ảnh hay video liên quan đến người vi phạm là hình phạt thích đáng nhất.

“Cấm sóng nghĩa là  cắt ‘cần câu cơm’ của các nghệ sĩ hay KOLs vi phạm. Lúc đó họ sẽ sợ và không dám tái phạm nữa, đồng thời những người khác sẽ nhìn các trường hợp đó mà tuân thủ các quy định của pháp luật hiện nay”,ông Nguyễn Duy Vĩ nhấn mạnh.