【kết quả tỷ số barcelona】Trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho 4 địa phương
Bối cảnh đặc biệt cần chính sách đặc biệt | |
Cơ chế đặc thù |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Tờ trình |
Các cơ chế, chính sách của 4 địa phương trình Quốc hội đều được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng đảm bảo tương quan với các cơ chế, chính sách Quốc hội đã cho áp dụng tại 3 thành phố lớn gồm: Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng.
Cụ thể, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng với 6 cơ chế chính sách, tỉnh Thừa Thiên Huế 6 cơ chế chính sách, tỉnh Nghệ An 6 cơ chế chính sách và tỉnh Thanh Hóa 8 cơ chế chính sách.
Trình bày báo cáo thẩm tra về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí ban hành Nghị quyết này để thể chế hóa các Nghị quyết của Bộ Chính trị nhằm tạo cơ chế huy động nguồn lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này.
Đối với hiệu lực thi hành của Nghị quyết, Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản nhất trí với quy định về hiệu lực thi hành áp dụng từ ngày 1/1/2022 và có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị quy định thời hạn thực hiện thí điểm các cơ chế đặc thù này chỉ đến hết năm 2025 để bảo đảm phù hợp với kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Ủy ban đã thẩm tra nhiều nội dung cụ thể trong Nghị quyết như về chính sách dư nợ vay; ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu từ tăng thu trên địa bàn các tỉnh, thành phố; định mức chi thường xuyên; thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn; quản lý đất đai; quản lý quy hoạch; thu từ xử lý nhà, đất; thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế.
Cụ thể, về chính sách dư nợ vay, tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; TP. Hải Phòng, tỉnh Thanh Hóa được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh, thành phố được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách các tỉnh, thành phố do Quốc hội quyết định hàng năm.
Đa số ý kiến nhất trí với Dự thảo Nghị quyết và cho rằng, quy định này góp phần tạo dư địa để TP. Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế có thể huy động tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá trong phát triển.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị cân nhắc nâng mức trần tổng dư nợ vay, vì thực tế hiện nay, các địa phương trên chưa vay được hết mức trần theo quy định hiện hành và trong giai đoạn 2021-2025 tổng mức bội chi ngân sách của các địa phương chỉ là 0,3% GDP.
Bên cạnh đó, về định mức chi thường xuyên, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An và tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với Dự thảo Nghị quyết, vì đây là cơ chế đã được quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước.
Toàn cảnh phiên họp sáng ngày 22/10/2021 |
Về thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn TP. Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa, dự thảo Nghị quyết quy định HĐND TP. Hải Phòng và tỉnh Thanh Hóa được ban hành phí, lệ phí chưa có trong Danh mục; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu một số loại phí, lệ phí so với quy định của Luật.
Cơ bản nhất trí song Ủy ban Tài chính, Ngân sách cơ bản đề nghị cần bảo đảm nguyên tắc: Việc điều chỉnh, ban hành mới các khoản phí, lệ phí phải có lộ trình phù hợp với thực tế và yêu cầu phát triển của thành phố; tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành, nghề ưu đãi đầu tư; bảo đảm sự thống nhất của thị trường, không cản trở lưu thông hàng hóa, dịch vụ; công khai, minh bạch; không ảnh hưởng đến các địa phương khác.
Đối với việc thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, dự thảo Nghị quyết quy định: “Phí tham quan di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước... và ngân sách địa phương được bố trí đầu tư tương ứng số thu phí tham quan nộp vào ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn”.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với đề xuất của Chính phủ. Tuy nhiên, để bảo đảm tăng cường nguồn lực cho công tác trùng tu di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề nghị bổ sung quy định: “Khoản thu này không dùng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa Trung ương với địa phương và xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách cho ngân sách địa phương, tương tự như cơ chế đối với khoản thu từ đất, thu từ sổ xố kiến thiết”.
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị tăng mức thu phí tham quan để góp phần tăng cường nguồn lực cho địa phương trong việc bảo tồn, trùng tu di tích.
下一篇:BHYT học sinh, sinh viên: Quyền lợi hưởng ngày càng được mở rộng
相关文章:
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Vàng 999 có phải là vàng nguyên chất?
- Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- Gói thầu 11.400 tỷ Dự án sân bay Long Thành: Chỉ 1 liên danh đáp ứng
- Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- Đề xuất xây thêm đường băng, lùi thời gian hoàn thành sân bay Long Thành
- Giá xăng dầu hôm nay 11/10: Tăng giảm trái chiều
- Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Những rủi ro có thể gặp khi sử dụng Internet Banking
相关推荐:
- Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản
- Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?
- Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- Việt Nam sẽ có trung tâm tài chính quy mô khu vực, sàn giao dịch tài sản mã hóa
- Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Mới giữa buổi sáng, nhiều cửa hàng đã hết vàng để bán
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
- PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD
- Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài