Truyền thông về phòng ngừa HIV từ mẹ sang con Một người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho thai nhi kể từ khi mang thai cho đến khi sinh. Sự lây truyền này có thể xảy ra suốt từ 3 tháng đầu đến khi thai đủ tháng do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai qua bánh rau. Thông thường các mầm bệnh thường rất khó đi qua bánh rau và màng rau. Chính sự ngăn cách này đã bảo vệ cho khoảng 60% trẻ sinh ra không bị nhiễm từ phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Tuy nhiên,ẹnhiễmHIVpháthiệnsớmhoàntoàncóthểbảovệthứ hạng của fc zürich sự bảo vệ này sẽ bị phá vỡ và nếu như người mẹ ở trong các tình trạng sau thì tỉ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con sẽ tăng lên khi: Bị nhiễm trùng rau thai với vi rút, vi khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng (đặc biệt là sốt rét) trong khi mang thai; bắt đầu bị nhiễm HIV trong khi mang thai (vì trong giai đoạn mới nhiễm HIV, nồng độ HIV trong máu rất cao); hoặc khi bệnh của mẹ đã tiến triển sang giai đoạn AIDS (nồng độ HIV trong máu rất cao). Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ và gây chảy máu vào âm đạo. Máu chảy sẽ làm tăng số lượng HIV có trong âm đạo dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm HIV cho thai nhi khi đi qua âm đạo người mẹ. Nếu cuộc đẻ có các can thiệp, như cắt tầng sinh môn, đặt phoóc xép hoặc giác hút thì các biểu mô và mạch máu lớn có thể bị tổn thương, máu chảy nhiều làm tăng khả năng nhiễm HIV cho thai. Khi qua đường âm đạo để ra ngoài, thai có thể nuốt dịch âm đạo có chứa HIV vào đường tiêu hoá. Da và niêm mạc của trẻ sơ sinh có thể bị xây xước trong quá trình thăm khám hoặc thực hiện thủ thuật. HIV có thể từ máu và dịch sinh dục của mẹ qua những chỗ xây xước đó mà thâm nhập vào cơ thể thai nhi. Sau khi sinh, nếu bà mẹ có HIV dương tính cho con bú, HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hoá của trẻ hoặc vú của bà mẹ có thể xây xước gây lây nhiễm trực tiếp cho trẻ bú. Để giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con thì việc xét nghiệm HIV sớm và điều trị sớm bằng ARV (thuốc kháng virút HIV) là yếu tố then chốt có tính chất quyết định. Việc điều trị ARV sớm sẽ làm giảm số lượng virút HIV trong máu (tải lượng vi rút) của người mẹ và từ đó làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV sang con. Tại Thừa Thiên Huế, chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nhiều năm qua đã được chú trọng đáng kể. Hầu hết các cơ sở sản khoa, đều có thuốc dự phòng lây truyền HIV cho mẹ và con, các bác sỹ đã được tập huấn về điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, các phụ nữ nhiễm HIV trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ nhiễm HIV mang thai đều được điều trị ARV. Hàng năm, có trên 15.000 lượt xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai nhằm phát hiện những trường hợp mang thai nhiễm HIV. Tiếc rằng, hầu hết phụ nữ mang thai được xét nghiệm ở giai đoạn chuyển dạ nên hiệu quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con không cao. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra như: trạm y tế xã tư vấn dự phòng cho bà mẹ mang thai và lấy máu chuyển lên tuyến trên để làm xét nghiệm hoặc phối hợp với đội chăm sóc sức khỏe sinh sản của tuyến huyện lấy máu đưa về trung tâm y tế cấp huyện để làm xét nghiệm, nhưng kết quả không được khả quan bởi nhiều lý do khách quan. Để giải quyết những khó khăn trên, nhằm nâng cao hiệu quả dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, Sở Y tế Thừa Thiên Huế đã cho phép các trạm y tế xã, phường tiến hành xét nghiệm sàng lọc HIV cho phụ nữ mang thai tại trạm với mong muốn phụ nữ mang thai được dễ dàng tiếp cận sớm với dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV. Nếu bà mẹ mang thai nhiễm HIV được đưa vào điều trị sớm, tránh nguy cơ lây nhiễm cho con. Nếu bà mẹ có kết quả âm tính, thì việc tư vấn cho bà mẹ có thể giúp cho họ duy trì được tình trạng âm tính suốt đời. Vì con khỏe mạnh, không nhiễm HIV, phụ nữ chưa biết tình trạng nhiễm HIV cần đi làm xét nghiệm trước khi mang thai, hoặc trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoặc trong lần khám thai đầu tiên để được điều trị ARV càng sớm càng tốt nếu dương tính với HIV. Phụ nữ đã bị nhiễm HIV cần tiếp cận sớm với dịch vụ điều trị ARV và cần xem xét kỹ thời điểm có thai, đó là khi tải lượng HIV của mình thấp, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để giảm thiểu nguy cơ lây truyền HIV sang con; nên sinh đẻ ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên để có đủ thuốc dự phòng cho con sau sinh; tuân thủ điều trị ARV theo hướng dẫn của thầy thuốc đối với mẹ và con; có chế độ dinh dưỡng hợp lý hỗ trợ sức khỏe cho người mẹ và con. Với những việc làm thiết thực trên, chúng ta có quyền tin tưởng rằng sẽ loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030 theo kế hoạch Hành động thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 của Thừa Thiên Huế. BS. LÊ HỮU SƠN |