【bâo bong da】Sát sao kiểm tra, giám sát chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách

时间:2025-01-11 01:25:17 来源:Empire777

đại biểu quốc hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên hop. Ảnh: Đức Minh

Sáng 26/7,átsaokiểmtragiámsátchấphànhkỷluậtkỷcươngtàichínhngânsábâo bong da Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về công tác quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019 và công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020.

Hoàn thiện các văn bản pháp luật là một mũi đột phá để phát triển

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, tình trạng lãng phí vẫn còn khá lớn, kể cả lãng phí về vật chất và lãng phí phi vật chất.

Lãng phí vật chất có thể kể đến như là: sử dụng lãng phí ngân sách, quỹ ngoài ngân sách, các nguồn lực nhà nước; các vấn đề liên quan đến các công trình, dự án chậm tiến độ, sai mục tiêu…

Còn lãng phí phi vật chất như là: bỏ lỡ thời cơ thực hiện các cam kết quốc tế; sử dụng nguồn nhân lực, người tài chưa đúng…

Đề cập tới việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết: “Bộ Tài chính luôn coi đây là một vấn đề cốt lõi. Nếu lãnh đạo mà không kiểm tra thì xem như không lãnh đạo”.

“Công tác kiểm tra, giám sát và chấp hành kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách, về quản lý nguồn lực luôn được nâng cao, quan tâm một cách sát sao” - Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, năm 2020 lực lượng thanh tra cả nước đã tiến hành 6.199 cuộc thanh tra hành chính, 181.227 cuộc thanh tra chuyên ngành và đã phát hiện sai phạm 86.369 tỷ đồng, 36.366 ha đất; đã thu hồi 23.843 tỷ đồng và 830 ha đất; kiến nghị xử lý 5.536 ha đất và xử lý 2.123 tập thể, 485 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 97 vụ và thực hiện kiến nghị của kiểm toán được 59.596 tỷ đồng, đạt 73,5 %. Bộ Tài chính đã đôn đốc thực hiện các vấn đề sau thanh tra trách nhiệm đối với 1.066 tập thể, 3.658 cá nhân và chuyển điều tra, khởi tố 12 vụ sau thanh tra.

Đồng thời, trong thời gian qua Bộ Tài chính tham mưu, xây dựng nhiều văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ ban hành, theo hướng giải phóng nguồn lực; bít các lỗ hổng tạo thất thoát, lãng phí; tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, nhất là trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

"Chúng tôi luôn xem vấn đề hoàn thiện pháp luật, sửa đổi các văn bản pháp luật là một mũi đột phá để phát triển" - Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Đưa ra ví dụ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Nghị định 67 được xem như là văn bản pháp luật mang tính giải phóng nguồn lực, khắc phục được những tồn tại hạn chế trong thời gian vừa qua; phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương, cũng như các bộ, ngành quản lý đối với tài sản công.

Ngoài ra, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định số 60 đã có những thay đổi căn bản so với Nghị định 16/2015/NĐ-CP theo hướng trao quyền tự chủ đầy đủ về tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập; mở đường cho các đơn vị sự nghiệp công lập các lĩnh vực như y tế, giáo dục phát triển và giải phóng nguồn lực...

Các chỉ tiêu xã hội đang được xây dựng gắn với tiết kiệm, chống lãng phí

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cũng đã báo cáo giải trình, làm rõ thêm một số nội dung liên quan tới công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà các đại biểu Quốc hội quan tâm.

Theo ý kiến của đại biểu Nguyễn Đức Cảnh (đoàn Bình Định), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cần xây dựng “bộ chỉ số về hiệu quả sử dụng ngân sách", trong thời gian tới.

Đại biểu Nguyễn Đức Cảnh lý giải đề xuất này và cho rằng, với việc hình thành các chỉ số cụ thể về hiệu quả sử dụng ngân sách thì trách nhiệm của các địa phương đối với hiệu quả sử dụng ngân sách được tăng lên, lợi thế riêng của từng địa phương sẽ được phát huy tốt hơn, lúc đó sẽ có nhiều số liệu để phân tích ngân sách tốt hơn.

Giải trình về nội dung này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, hiện nay chúng ta đã ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật và các chỉ số để đánh giá. Bộ trưởng đơn cử như trong kinh tế thì chúng ta có chỉ số ICO; định mức kinh tế kỹ thuật đánh giá về vật chất như: chi phí bỏ ra, kết quả thu được, về vấn đề hiệu quả, định mức chi thường xuyên, định mức chi đầu tư để phân bổ, các định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến đầu tư, liên quan đến xây dựng... Các chỉ tiêu xã hội cũng đang được xây dựng gắn với các tiêu chí tiết kiệm, chống lãng phí.

Đức Minh

推荐内容