【thứ hạng của brann】Các bộ, ngành phải phối hợp chặt chẽ dự báo giá cả thị trường
Các bộ,ácbộngànhphảiphốihợpchặtchẽdựbáogiácảthịtrườthứ hạng của brann ngành dự báo giá hàng hóa, dịch vụ ngành mình quản lý
Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá 2023.
Theo dự thảo nghị định, mục tiêu, yêu cầu đối với công tác phối hợp là tạo lập thúc đẩy cơ chế chia sẻ thông tin thường xuyên, liên tục, kịp thời, hiệu quả trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành và sự tham gia phối hợp của các địa phương.
|
Đồng thời, các bộ, ngành tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các biện pháp, giải pháp quản lý, điều tiết giá trong từng thời kỳ; kịp thời, ứng phó với các tình huống biến động của giá cả thị trường góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ kinh tế vĩ mô, phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Về trách nhiệm của các bộ, Bộ Tài chính tổ chức triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; cung cấp chia sẻ báo cáo về tình hình giá cả thị trường hàng tháng tại địa phương; thông tin dữ liệu về giá trên cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định; thông tin quản lý doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định và các thông tin về chính sách thuế theo quy định.
Bộ Tài chính tham gia phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong điều hành chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ mục tiêu kiểm soát lạm phát; tham gia phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong điều hành kinh tế vĩ mô; tham gia với các bộ, ngành khác trong công tác điều hành giá thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, ngành.
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình điều hành chính sách tiền tệ, thị trường vàng, ngoại hối (đô la Mỹ); đề xuất chỉ tiêu lạm phát hàng năm và phân tích đánh giá về diễn biến lạm phát cơ bản; tham gia phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất các giải pháp, biện pháp quản lý điều tiết giá.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổ chức triển khai các hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô, tính toán công bố chỉ số giá tiêu dùng; cung cấp các thông tin về tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế; tổng quan thị trường giá cả, phân tích chỉ số giá tiêu dùng; dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Đồng thời, bộ này đề xuất giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; chia sẻ với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyền số của các hàng hóa, dịch vụ trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá xuất nhập khẩu hàng hóa, các hệ thống chỉ tiêu quốc gia khác.
Các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực tổ chức triển khai công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý; cung cấp thông tin về các chính sách, tình hình thực hiện công tác quản lý, điều tiết giá thuộc thẩm quyền các bộ và các thông tin khác (nếu có) gồm: diễn biến cung cầu, thị trường giá cả trong nước và quốc tế các mặt hàng trong danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, định giá và kê khai giá theo quy định của Luật Giá và một số hàng hóa, dịch vụ quan trọng thuộc lĩnh vực quản lý,…; trong đó đảm bảo cung cấp, chia sẻ các thông tin chính như sau:
Ví dụ, Bộ Công thương cung cấp thông tin về điều hành xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, tình hình thị trường hàng hóa, cung cầu trong nước và quốc tế, tình hình sản xuất, xu hướng diễn biến giá, công tác quản lý, điều hành giá các mặt hàng xăng dầu, điện, than, xi măng, thép, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp thông tin về tổng thể nguồn cung, sản xuất, công tác quản lý, điều hành giá và tình hình diễn biến giá, giá các mặt hàng thóc, gạo, thực phẩm, lợn hơi, thịt lợn, phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp quan trọng.
Bộ Giao thông vận tải cung cấp thông tin về công tác quản lý, điều hành giá và tình hình diễn biến giá các mặt hàng dịch vụ vận chuyển hành khách hàng không nội địa, dịch vụ cảng biển, cước vận tải hành khách tuyến cố định bằng đường bộ, cước vận tải hành khách bằng taxi; tình hình thực hiện điều hành giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý.
Bộ Y tế cung cấp thông tin về tình hình diễn biến giá cả thị trường mặt hàng thuốc phòng, chữa bệnh cho người; diễn biến giá và tình hình thực hiện lộ trình giá dịch vụ khám chữa bệnh (viện phí) tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập; công tác quản lý kê khai giá thuốc chữa bệnh cho người, công tác quản lý giá trang thiết bị y tế; tình hình thực hiện điều hành giá dịch vụ sự nghiệp công trong lĩnh vực quản lý…
Dự báo sát tình hình để có phương án điều hành phù hợp
Tại cuộc họp mới đây của Ban Chỉ đạo điều hành giá, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá, đã đặc biệt nhấn mạnh, không thể chủ quan trong công tác điều hành giá năm 2024. Năm 2024, nhiều yếu tố khó lường như biến động giá cả của một số mặt hàng thiết yếu (xăng dầu, thực phẩm, thiên tai, biến đổi khí hậu)..., do đó cần dự báo sát tình hình thực tế, hết sức cẩn thận, không được chủ quan, để sẵn sàng các phương án quản lý, điều hành giá phù hợp, kịp thời, hiệu quả.
Chuẩn bi lượng hàng dồi dào để tránh khan hàng sốt giá. |
Về công tác quản lý, điều hành giá năm 2024, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ, ngành phải chủ động hơn nữa, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công thiết yếu, quan trọng theo lộ trình thị trường, đặc biệt là giá dịch vụ y tế, giáo dục, mặt hàng xăng dầu.
Theo đó, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động trong việc tính toán, sớm chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá các mặt hàng để tránh bị động trong triển khai chính sách; phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá tác động đến CPI để từ đó thực hiện điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ, thời điểm điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát.
“Chủ động” và “linh hoạt” là hai yếu tố quan trọng trong quản lý, điều hành giá được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đặc biệt nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và Bộ Tài chính - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, đã có kinh nghiệm trong điều hành, theo sát thực tiễn để dự báo giá cả thị trường. Trên cơ sở đó, cơ quan chức năng xây dựng các phương án, kịch bản điều hành giá cho từng tháng, quý, năm. Nhờ đó, liên tục trong 10 năm qua, lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô.
Tại dự thảo nghị định mới này, Bộ Tài chính quy định rõ, định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thực hiện tổng kết, đánh giá và trao đổi kinh nghiệm về nghiệp vụ tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường.
Đồng thời, triển khai hợp tác quốc tế, lập kế hoạch khảo sát, nghiên cứu thực tiễn trong và ngoài nước để nâng cao hiệu quả công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường phục vụ công tác quản lý, điều tiết giá nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô./.
Chính phủ có kinh nghiệm trong kiểm soát lạm phát Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá và Bộ Tài chính - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, đã có kinh nghiệm trong điều hành, theo sát thực tiễn để dự báo giá cả thị trường. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương án, kịch bản điều hành giá cho từng tháng, quý, năm. Vì có kinh nghiệm trong điều hành nên liên tục trong 10 năm qua, lạm phát được kiểm soát thấp hơn mục tiêu đề ra, góp phần quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô. |
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/896d298560.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。