游客发表
发帖时间:2025-01-11 01:22:56
Nhiều cuộc biểu tình lại nổ ra nhằm phản đối phân biệt chủng tộc tại Mỹ đã dấy lên quan ngại “bệnh cũ” lại tái phát ở quốc gia này.
Tuần hành phản đối nạn phân biệt chủng tộc tại Washington DC.,ệtchủngtộctạiMỹlạitidiễkết quả mu vs brentford Mỹ. Ảnh: AFP
Mới đây, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra tại khu phố người Hoa ở thành phố Oakland (bang California, Mỹ) nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc và các vụ bạo lực liên quan đến kỳ thị chủng tộc. Cuộc biểu tình thu hút sự tham gia của hàng trăm người từ mọi tầng lớp xã hội tại Mỹ, trong đó cả Tổng chưởng lý California Rob Bonta và Thị trưởng Oakland Libby Schaaf.
Ông Bonta nhấn mạnh: “Rất nhiều cộng đồng đã phải đối mặt và hứng chịu sự thù hận chủng tộc ở California. Đã quá nhiều lần, ở quá nhiều nơi, mọi người đã bị tổn thương và trở thành mục tiêu tấn công vì nguồn gốc, xuất thân của họ”.
Đồng thuận với quan điểm trên, Daniel Wu, một diễn viên sinh sống ở Oakland - cũng kêu gọi: “Chúng ta đang thấy rõ hậu quả của sự thù hận vốn lan truyền trong suốt 8 năm qua đã len lỏi tới từng ngõ phố và chúng ta đang chứng kiến tình trạng này. Do đó, chúng ta cần phải đấu tranh chống lại điều đó. Đồng thời, ông cho rằng cần có các giải pháp dài hạn nhằm đoàn kết cùng nhau trong cuộc chiến chống lại sự kỳ thị chủng tộc”.
Nạn kỳ thị và phân biệt chủng tộc với người gốc Á có nguy cơ lan rộng ở Mỹ đang trở thành một trong những thách thức hàng đầu với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. Các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào cá nhân người Mỹ gốc Á đã tăng gần 150% ở 16 thành phố lớn của Mỹ trong năm ngoái, đặc biệt là ở Los Angeles và New York, những nơi có đông người gốc Á sinh sống.
Mới đây, Stop Asian American Pacific Islander (AAPI), tổ chức chuyên tổng hợp các vụ việc chống lại người Mỹ gốc Á, cho biết chưa đầy một năm kể từ khi bùng phát đại dịch Covid-19, trung tâm này đã tiếp nhận báo cáo về 3.795 vụ kỳ thị đối với người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương trên toàn nước Mỹ, trong đó số vụ quấy rối bằng lời nói chiếm tới 68%, hành vi né tránh hoặc cố tình né tránh người gốc Á chiếm 20,5% và 11% là các vụ tấn công.
Còn theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố, 81% trong số người Mỹ gốc Á tham gia khảo sát nói rằng bạo lực chống lại họ đang gia tăng ở Mỹ. Không chỉ dừng lại ở các hành vi quấy rối về thể xác, tinh thần, những vụ đập phá cửa hàng, cơ sở kinh doanh do người gốc Á làm chủ, cản trở cộng đồng này kinh doanh đã gia tăng đáng kể trong thời gian bùng phát dịch.
Nhằm nỗ lực ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc, Chính phủ Mỹ đã thông qua dự thảo Đạo luật về tội ác thù hận trong đại dịch Covid-19 nhằm bảo vệ cộng đồng người gốc Á. Tổng thống Mỹ Joe Biden từng tuyên bố: “Sự thù hận không thể có chỗ đứng ở Mỹ cũng như ở bất kỳ nơi nào trên thế giới”. Đây có thể coi là cam kết hành động của ông trong bối cảnh số vụ bạo lực, kỳ thị nhằm vào người Mỹ gốc Á gia tăng đáng lo ngại ở nước này.
Có thể nói, giải quyết vấn đề phân biệt chủng tộc tại Mỹ nói chung, nạn kỳ thị người gốc Á nói riêng, là một trong những trọng tâm của chính quyền Tổng thống Biden. Bởi lẽ, đây không chỉ là vấn đề sống còn của nước Mỹ mà đây còn là xu thế của thế giới văn minh.
Theo thống kê của Quỹ New American Economy, tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong dân số Mỹ, song người gốc Á và các đảo Thái Bình Dương có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế Mỹ. Theo đó, hiện chỉ có 9,5% người lao động Mỹ làm chủ doanh nghiệp thì tỷ lệ này ở người gốc Á là 10,3%. Các doanh nghiệp này đã góp phần tạo ra hàng triệu việc làm cho thị trường lao động Mỹ.
Mặt khác, số thuế mà các hộ gia đình thuộc cộng đồng này đóng góp trên 218,6 tỉ USD/năm, chiếm 7,8% tổng số thuế tất cả các hộ gia đình tại Mỹ. Cộng đồng người Mỹ gốc Á này cũng chi 526,2 tỉ USD trong các hoạt động chi tiêu tiêu dùng, mua nhà ở và đầu tư…
Giới phân tích nhận định, vấn nạn kỳ thị người Mỹ gốc Á khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều vì nó đã tồn tại quá lâu ở quốc gia này. Do vậy, nếu muốn đạt được kết quả, cần có giải pháp mạnh và đồng bộ, trên tinh thần “hàn gắn và hành động quốc gia”. Đây cũng là bài toán khó đối với ông Biden.
HN tổng hợp
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接