【nhận định trận manchester city】Áp lực & động lực
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 20:12:27 评论数:
Thiếu Hữu Thắng (phải) là một trong những mất mát đáng tiếc của CLB Bóng đá Huế mùa này
“Ôn cố...”
Khoảng một tháng trước,Áplựcđộnglựnhận định trận manchester city một số trang MXH xôn xao thông tin ông Đoàn Phùng - Trưởng đoàn Bóng đá Huế nghỉ việc để chuyển sang công tác đào tạo, huấn luyện bóng đá trẻ cho một CLB ở phía Nam.
Dù thông tin này sau một thời gian được những người quản lý ngành thể thao bác bỏ về tính chính xác, nhưng trước đó, không ít người bày tỏ lo âu lẫn luyến tiếc nếu ông Phùng thật sự dứt áo ra đi.
Tính từ năm 2000-2001, thời điểm ông Đoàn Phùng dẫn dắt CLB Bóng đá Huế cho đến nay, bóng đá Huế không những không thể hoàn thành giấc mơ thăng hạng V-League, thậm chí có mùa còn phải lùi về thi đấu ở giải hạng Nhì.
Cũng trong thời điểm này, ngoài sân vận động, ông Phùng và cả người thân của ông thường xuyên hứng chịu trách móc, thậm chí là những cuộc điện thoại đe dọa, đại ý: “Mùa ni Huế không lên hạng thì... cả nhà mi coi chừng tau” (?!). Còn trên khán đài sân Tự Do, chuyện hàng loạt khán giả đồng thanh réo tên ông Phùng ra chửi khi ông đang dưới đường piste chỉ đạo các học trò thi đấu cũng không là chuyện hiếm.
Bắt đầu từ mùa giải 2020, CLB Bóng đá Huế sẽ có nhiều động lực để phấn đấu
Vậy mà lúc trò chuyện, hỏi áp lực từ khán giả như rứa, đe dọa như rứa ông có tức không, có sợ không. Ông cười rồi nói mắc chi mà tức với sợ. Tui cũng là người Huế nên tui hiểu lý do họ chửi. “Chung quy là vì họ quá yêu nên sốt ruột khi đội bóng đá Huế mãi vẫn không thể thăng hạng”, ông Phùng nói.
“Vấn đề kinh phí khiến CLB Bóng đá Huế buộc lòng cứ mãi dẫm chân tại chỗ. Là HLV, là người quản lý CLB, ai không muốn nở mày nở mặt, ai không muốn thi đấu ở sân chơi bóng đá cao nhất cả nước”, ông Phùng tâm sự.
Chia sẻ của ông Phùng là vậy, nhưng phải đến một hai năm gần đây, những trách móc ông Phùng mới chấm dứt. Cũng như, người ta phải thừa nhận, nếu không có ông Phùng, trong tình cảnh “giật gấu vá vai”, không biết ai đủ sức để chèo lái CLB Bóng đá Huế luôn tồn tại với vị thế là một trong những đội bóng “rắn mặt” ở giải hạng Nhất.
Áp lực & động lực
Kể chuyện cũ để nói chuyện mới. Mùa giải 2020 được đánh giá rất cam go với CLB Bóng đá Huế khi các CLB: Phố Hiến FC, Sanna Khánh Hòa, Long An, Bình Định, Đồng Tháp đều đặt mục tiêu lên V.League mùa sau, trong khi tân binh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng cho thấy tham vọng không nhỏ ngay lần đầu tiên góp mặt ở sân chơi hạng Nhất qua những đầu tư về kinh phí, nhân sự.
Mùa bóng 2019, thời điểm chưa khởi tranh, ông Phùng ăn không ngon ngủ không yên vì CLB Bóng đá Huế chia tay một loạt cầu thủ. Và lúc đó, “với lực lượng như vậy, sợ trụ hạng không nổi”, ông Phùng than thở.
Nhưng với tài “điều binh khiển tướng” trong và ngoài sân cỏ của ông Phùng, CLB Bóng đá Huế đã tìm được một số chân sút khá ổn để lấp đầy lỗ hổng, trong đó, bộ đôi sát thủ của Viettel: Danh Trung - Hữu Thắng là nổi bật nhất, để rồi kết thúc mùa giải 2019, CLB bóng đá Huế đàng hoàng đứng ở vị trí thứ 6 chung cuộc.
Mùa giải này, CLB Bóng đá Huế không còn sự phục vụ của Danh Trung - Hữu Thắng, trong khi Xuân Lộc - Trần Thành, người thì chưa thể bắt kịp đẳng cấp, người chưa biết có khôi phục được 100% phong độ sau thời gian dài sa sút bởi nhiều lý do. Đó còn chưa kể, trong đội hình của CLB Bóng đá Huế hiện tại, có không ít những chân sút trụ cột đang ngấp nghé về già và cũng không thiếu những chân sút trẻ mới được đôn lên đội 1 chưa đủ bản lĩnh, kinh nghiệm cọ xát.
Nhưng đó không phải là tất cả khó khăn mà hiện CLB Bóng đá Huế phải đối mặt. Bởi mới đây, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hoá & Thể thao cho biết, từ năm 2020, sau 3 mùa bóng, nếu CLB bóng đá Huế không thăng hạng V-League thì tỉnh, ngành sẽ tính đến chuyện nghỉ làm bóng đá chuyên nghiệp để tập trung cho bóng đá phong trào.
CLB Bóng đá Huế hiện là một trong số ít CLB trên cả nước hoạt động theo kiểu “tréo ngoe”, khi “tiếng” là chuyên nghiệp nhưng phụ thuộc ngân sách tỉnh. Và trong phần kinh phí được tỉnh rót xuống hằng năm, ngoài đội 1 tham gia giải hạng Nhất, CLB Bóng đá Huế phải chi rất nhiều hoạt động khác, trong đó có công tác đào tạo, huấn luyện các lứa U, khiến nguồn tiền duy trì cho đội 1 tham gia giải hạng Nhất vốn không mấy dư dả lại càng eo hẹp hơn, cũng như câu chuyện thăng hạng vẫn đang là “giấc mộng”.
Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao kể, không ít lần anh Phùng than thở với tôi, rằng các cháu, các em đá thắng, CLB muốn thưởng lắm nhưng không biết tìm đâu ra nguồn. Ít cũng được, nhưng đó là động viên, ghi nhận, là yếu tố để các cháu, các em gắn bó với CLB, với bóng đá Huế hơn. Vậy nhưng...”.
Lời kể của ông Hải cho thấy sự cảm thông, sẻ chia của bản thân với CLB Bóng đá Huế. Mà đã như vậy, tại sao ông Hải lại đưa ra chỉ tiêu “khó nuốt” với CLB Bóng đá Huế trong 3 mùa tới?
“Tất nhiên khi đưa ra mục tiêu thăng hạng, tỉnh và ngành phải có những kế hoạch khả thi để tạo cơ sở cho CLB Bóng đá Huế thực hiện. Cụ thể xin chưa tiết lộ, nhưng từ mùa giải 2020, CLB Bóng đá Huế sẽ có những đầu tư nhất định. Hiện chúng tôi đang kêu gọi đối tác để trở thành “bà đỡ” cho CLB Bóng đá Huế trong chặng đường chuẩn bị và thăng hạng, đó có thể là một hãng hàng không đứng chân trên địa bàn tỉnh”, ông Hải nói.
Trong 3 mùa tới phải thăng hạng rõ ràng là áp lực rất lớn của CLB Bóng đá Huế. Tuy nhiên, từ chia sẻ của ông Phan Thanh Hải về những quan tâm của tỉnh, của ngành thể thao, có thể thấy, đây chính là động lực để bóng đá Huế nói chung, CLB Bóng đá Huế quyết tâm thực hiện được “áp lực” đề ra.
Bài, ảnh:HÀN ĐĂNG