【bayern vs hoffenheim】Cạnh tranh với hàng Trung Quốc: Trong, ngoài đều lo
Thị trường trong nước thêm “cú sốc”
Trong 3 ngày từ 11 đến 13-8, đồng nhân dân tệ đã giảm tổng cộng 4,6%. PBOC giải thích rằng, họ chỉ muốn phản ánh sát hơn diễn biến trên thị trường, đồng thời khẳng định sẽ không hạ giá liên tục nội tệ. |
Đồng tình với quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, Trung Quốc đã giảm giá đồng nhân dân tệ lên tới gần 4%, đây là đợt giảm giá mạnh nhất từ trước đến nay. Trung Quốc áp dụng biện pháp này để đẩy mạnh XK vì XK của Trung Quốc trong 6 tháng đầu năm 2015 đã giảm 8,3%. Trung Quốc là nền kinh tế “sống” bằng XK nên việc giảm XK thời gian qua là rất nghiêm trọng. Việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ làm cho hàng Trung Quốc rẻ hơn nữa và Trung Quốc cạnh tranh bằng hàng giá rẻ và với cách bán phá giá, tranh cướp thị trường. “Đối với Việt Nam, đây là thách thức lớn vì Việt Nam ngoài buôn bán chính thức với Trung Quốc còn có buôn bán biên mậu và buôn bán qua biên giới số lượng lớn (dưới hình thức định mức cư dân biên giới 2 triệu đồng/ngày). Đây là cửa ngõ để hàng Trung Quốc tràn vào Việt Nam”, ông Doanh nói.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng, nhiều năm nay Việt Nam NK thép từ Trung Quốc rất nhiều, chiếm 50% số thép NK. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, lượng thép NK từ Trung Quốc đã tăng 13-14% so với cùng kỳ. Thép Trung Quốc có ưu thế giá thấp và bây giờ đồng nhân dân tệ phá giá thì tính cạnh tranh của thép Trung Quốc càng cao, ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Trên thực tế, hàng Trung Quốc đang hiện diện ở khắp các “ngõ ngách” của Việt Nam, từ chợ truyền thống cho đến các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Đặc biệt, thị trường nông thôn đang bị hàng Trung Quốc chiếm lĩnh khá tốt với những mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gia dụng... Mặc dù Việt Nam đã có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” qua đó tâm lý “sính ngoại” đã phần nào thay đổi nhưng với đặc điểm giá rẻ, mẫu mã phong phú thì hàng Trung Quốc vẫn có phần nổi trội hơn hàng của các nhà sản xuất trong nước.
Hàng XK lo cạnh tranh bên ngoài
Không chỉ khó khăn ở thị trường nội địa, các DN sản xuất trong nước còn lo lắng cho sức cạnh tranh của hàng hóa XK. Theo ông Toàn, mặc dù chi phí cho việc NK nguyên phụ liệu có giảm, DN được hưởng lợi nhưng phần chi phí này cũng không thấm vào đâu so với những chi phí cấu thành nên sản phẩm. Vì vậy, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam so với hàng Trung Quốc khi XK sang các thị trường sẽ trở nên khó khăn hơn. “Trước đây, đối tác NK đã cân nhắc từng cent đối với hàng Việt Nam. Nếu bây giờ hàng Trung Quốc có giá rẻ hơn thì rất có thể đối tác quay sang đặt hàng Trung Quốc. Với những DN có tỷ lệ nội địa hóa cao thì khả năng cạnh tranh còn khó khăn hơn”, ông Toàn lo ngại. Dẫn chứng cụ thể, ông Toàn cho biết, Công ty ông hiện đang sản xuất mặt hàng găng tay cùng chủng loại với Trung Quốc. Với việc phá giá đồng nhân dân tệ thì hàng XK của Trung Quốc sang Mỹ rẻ hơn, cạnh tranh hơn hàng Việt Nam.
Cùng chung nỗi lo trên, bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay, là ngành NK nhiều nguyên liệu của Trung Quốc nên “động thái” của Trung Quốc sẽ khiến DN da giày khó cạnh tranh hơn khi XK. Tuy nhiên, tác động cụ thể như thế nào thì Hiệp hội này chưa có đánh giá cụ thể bởi chính sách này còn có độ trễ và chưa tác động trực tiếp đến những đơn hàng DN đã ký.
Như vậy, cả hàng XK lẫn hàng sản xuất tiêu thụ trong nước của DN Việt Nam đều bị tác động lớn khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Đáng chú ý, cuối năm nay Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực gồm 10 nước ASEAN và 6 quốc gia khác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, New Zeland (RCEP) sẽ được ký kết và hàng hóa của Trung Quốc có thuế suất bằng 0%. Khi đó, hàng hóa của Trung Quốc thêm cơ hội tràn vào Việt Nam.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, hơn bao giờ hết các bộ, ngành cần thực hiện nghiêm chỉnh Nghị quyết 19 để giảm chi phí về thời gian, tiền bạc... giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh hơn nữa. Đánh giá động thái tích cực của Nhà nước khi nới biên độ tỷ giá 2%, vị chuyên gia này cho hay, thực chất đây là giảm giá đồng tiền Việt Nam để tháo gỡ khó khăn cho DN. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý, nợ công của Việt Nam lớn nên giảm giá thêm % nào thì chi phí ở trong nước để trả nợ công tăng lên phần ấy.
Khuyến cáo tới các DN, nhiều chuyên gia cho rằng, DN trong nước phải nâng cao chất lượng và giá cạnh tranh, đồng thời Nhà nước cần sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ hàng trong nước.
(责任编辑:Thể thao)
- Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- Tháng 4: Ngược dòng, khối ngoại mua ròng hơn trăm tỷ trên HNX
- Quang Hải kiến tạo, ghi bàn thắng ở Pau FC trong buổi tập
- Tôn vinh 7 tác giả đạt giải thưởng mỹ thuật xuất sắc
- Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông
- MU thắng to với Erik te Hag
- Workshop nhiếp ảnh về chủ đề phụ nữ
- Cao su hỗn hợp có thuế suất nhập khẩu 5%
- Nguyên nhân do đâu Thép Tiến Lên lại bị phạt thuế gần 80 triệu đồng?
- Đừng vội nặng lời với “check
- Tập đoàn CIP và Google ký hợp đồng mua bán điện tái tạo tại Hà Lan
- VIC báo lãi trước thuế 1.928 tỷ đồng trong quý I/2019
- Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
- Sôi động Ngày hội Lân Huế
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Lợi nhuận trước thuế quý I của Viettel Global tăng 12 lần cùng kỳ
- Ngày hội Lân Huế 2020 khép lại với những trận pháp “Nhất Địa Bửu”
- Hải Phòng: Tập huấn Thông tư 38 cho cán bộ hải quan và doanh nghiệp
- Hải quan Lạng Sơn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao năng lực thông quan hàng hóa
- Đã thông tuyến đường lên cửa khẩu Cầu Treo