当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【bang xep serie a】Cảnh báo nguy cơ VN trở thành “điểm đến” của phế liệu

【bang xep serie a】Cảnh báo nguy cơ VN trở thành “điểm đến” của phế liệu

2025-01-10 00:31:16 [World Cup] 来源:Empire777

canh bao nguy co vn tro thanh diem den cua phe lieu bai 1 hai quan cang minh ngan chan dn cang dung ngoi khong yen

Phế liệu điện tử nhập lậu bị Hải quan TP.HCM phát hiện tại cảng Phước Long- Thủ Đức. Ảnh: T.H

Hàng nghìn container đổ về

Cảnh báo Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á có nguy cơ trở thành công trường chế biến các loại rác thải, phế liệu để cung cấp cho Trung Quốc được đưa ra khi nước này thực hiện chính sách cấm NK 24 loại rác thải, phế liệu từ nhựa, ni-lon từ 1/1/2018. Theo thống kê, trung bình một năm Trung Quốc NK khoảng 7,3 triệu tấn nhựa phế liệu từ các nước phát triển (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản).

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây nhu cầu NK phế liệu làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất nhựa, giấy, thép có xu hướng gia tăng mạnh. Tại Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định Danh mục phế liệu được phép NK, có 36 mã hàng hóa, chủ yếu là phế liệu nhựa, sắt, thép, giấy được phép NK làm nguyên liệu sản xuất.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn: Phát hiện nhiều thủ đoạn vi phạm về NK phế liệu

Vấn đề xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu đang được Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo quyết liệt.

Đối với ngành Hải quan, các đơn vị cần xác định hàng hóa khi vào địa bàn hoạt động hải quan đã thuộc đối tượng quản lý của cơ quan Hải quan. Trường hợp là hàng cấm, danh mục hàng cấm, chưa cần DN khai báo cơ quan Hải quan đã đủ thẩm quyền xử lý, kể cả với trường hợp hàng hóa quá cảnh. Vụ Pháp chế, Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) hướng dẫn cụ thể Cục Hải quan TP.HCM và các cục hải quan địa phương xử lý vấn đề này.

Đặc biệt, khi DN đến làm thủ tục phải thực hiện kiểm định tại Cục Kiểm định hải quan (Tổng cục Hải quan) theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp không đủ điều kiện sẽ xem xét, xử lý, nhất là điều tra, xác minh làm rõ về hồ sơ chứng từ…

Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo lực lượng Kiểm soát Hải quan sắp khởi tố một số DN nhập khẩu phế liệu có hành vi vi phạm, nhập khẩu trái phép hàng hóa có đủ yếu tố cấu thành tội buôn lậu.

Quá trình xác minh vừa qua của lực lượng Hải quan cho thấy các hành vi, thủ đoạn vi phạm như: Nhập khẩu không đúng giấy phép; làm giả giấy phép; tẩy, sửa giấy phép; làm hồ sơ giả; nhập quá số lượng được cấp phép…

Đối với các trường hợp các lô hàng đang vận chuyển về Việt Nam hoặc đã về và tồn đọng ở cảng, trường hợp thuộc danh mục cấm cần tiến hành xác minh luôn theo vận đơn và xem xét khởi tố nếu đủ yếu tố vi phạm, trường hợp không đủ điều kiện khởi tố phải yêu cầu hãng tàu thực hiện trách nhiệm trong xử lý, như vận chuyển khỏi lãnh thổ Việt Nam…

Trường hợp hàng tồn đọng (quá 30 ngày, 90 ngày) khi cơ quan Hải quan đã thực hiện hết các nhiệm vụ theo quy định, phải đề nghị hãng tàu, DN kinh doanh cảng xử lý…

Đồng thời, toàn Ngành sẽ thực hiện đồng loạt việc tuyên truyền, phổ biến việc xử lý, ngăn chặn không chỉ riêng với rác thải, phế liệu mà cả các loại hàng cấm khác để ngăn chặn nguy cơ biến Việt Nam thành “bãi chứa rác thải, phế liệu, hàng cấm…”.

Tổng cục Hải quan đã báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xem xét lại vấn đề cấp phép nhập khẩu phế liệu.

(Lược trích ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng về xử lý hàng hóa tồn đọng là phế liệu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018 của ngành Hải quan ngày 6/7).

Thái Bình (ghi)

Qua rà soát, theo dõi của Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan), các mặt hàng nhựa phế liệu NK chủ yếu thu gom từ Mỹ, Nhật, châu Âu, được vận chuyển về Việt Nam, tập trung chủ yếu qua các cảng biển khu vực TP. Hồ Chí Minh (cảng Cát Lái), cảng Hải Phòng, cảng Cái Mép…. Năm 2017, có 54 DN NK nhựa phế liệu với tổng số 24.648 container. Riêng 4 tháng đầu năm 2018 có 50 DN NK với tổng số 10.689 container. Mặt hàng nhựa phế liệu chủ yếu là các mảnh nhựa, chai lọ, màng nhựa đã qua sử dụng, bao tải PP đã qua sử dụng được NK về nhằm mục đích xử lý, sản xuất sản phẩm nhựa tại Việt Nam và một số sản xuất hạt nhựa tái chế XK sang Trung Quốc. Cụ thể, năm 2017, đối với mặt hàng nhựa phế liệu, bình quân mỗi tháng các DN NK khoảng từ 1.500 đến 2.500 container (tương đương khoảng 20.000 đến 30.000 tấn/tháng). Đặc biệt bắt đầu từ quý IV/2017 tăng mạnh với khoảng 50.000 tấn/tháng và 4 tháng đầu năm 2018 giảm xuống còn 45.000 tấn/tháng.

Theo thống kê của Cục Hải quan TP.Hồ Chí Minh, đến ngày 20/6/2018, tại cảng Cát Lái còn tồn 3.231 container phế liệu chưa làm thủ tục hải quan. Trong đó có 2.183 container tồn quá 90 ngày; 825 container lưu tại cảng từ 30-90 ngày và 223 container lưu tại cảng chưa quá 300 ngày.

Bà Phạm Thị Lèo, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 cho biết, có nhiều nguyên nhân gây tồn đọng lượng lớn phế liệu tại cảng Cát Lái, song nguyên nhân lớn và quan trọng nhất là do nhà NK không tuân thủ các quy định hiện hành. Trên thực tế nhiều DN NK nhập phế liệu về cảng khi chưa được cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”, dẫn đến tình trạng nhiều lô hàng đã về đến cảng Cát Lái nhưng chưa thể làm thủ tục NK, gây ùn ứ tại cảng. Một số DN NK phế liệu đăng ký địa chỉ kinh doanh không đúng với thực tế hoặc đã chuyển địa chỉ mà không cập nhật, một số DN đã lâu không làm thủ tục hải quan nên cơ quan Hải quan không liên lạc được với DN và khi gửi thư mời bị hoàn trả lại. Có DN không có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc có Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất nhưng quá hạn (không còn hiệu lực làm thủ tục hải quan) nhưng vẫn liên hệ với các hãng tàu dùng danh nghĩa, giấy xác nhận của các DN khác để đóng hàng về Việt Nam càng khiến hàng tồn đọng nhiều.

Làm giả chứng từ thông quan cả nghìn tờ khai

Thời gian qua, cơ quan Hải quan đã chủ động nắm bắt tình hình, phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm liên quan đến hoạt động NK phế liệu với muôn hình vạn trạng phương thức, thủ đoạn. Từ năm 2017 đến nay, toàn ngành Hải quan đã phát hiện hàng trăm vụ vi phạm với các hành vi chủ yếu như làm giả hồ sơ, con dấu; NK phế liệu không đáp ứng tiêu chuẩn điều kiện NK, cất giấu hàng cấm NK, hàng có trị giá, thuế suất cao… trong các lô hàng phế liệu.

Điển hình là vụ việc Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng H. V. thực hiện chiêu trò làm giả chứng từ của cơ quan quản lý nhà nước. Từ tháng 1/2017 đến tháng 9/2017, công ty làm thủ tục NK 26 lô hàng thép phế liệu tại các chi cục hải quan thuộc Cục Hải quan Hải Phòng. Trong quá trình làm thủ tục, công ty đã nộp bổ sung “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”; 9 văn bản Thông báo lô hàng phế liệu NK do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre cấp. Do nghi vấn về các chứng từ, tài liệu do công ty xuất trình, cơ quan Hải quan đã tiến hành xác minh và cho thấy trong số 9 Thông báo lô hàng phế liệu NK nêu trên có 2 văn bản do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bến Tre phát hành nhưng đã bị công ty tẩy xóa, sửa nội dung về hàng hóa và số lượng, 7 văn bản còn lại do công ty làm giả để làm thủ tục NK.

Nghiêm trọng hơn phải kể đến vụ việc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại XNK Đ. Đ. làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, thông quan cả nghìn tờ khai NK phế liệu. Từ 1/1/2017 đến 31/3/2018, công ty này đã đăng ký 1.526 tờ khai NK phế liệu tại các Cục Hải quan: TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, đã thông quan 1.355 tờ khai. Tuy nhiên, qua đối chiếu dữ liệu do Cục Kiểm soát ô nhiễm-Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp cho Tổng cục Hải quan thì trong giai đoạn từ 1/1/2016 đến 2/5/2018, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại XNK Đ. Đ. không được cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất”. Công ty không báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường/Sở Tài nguyên và Môi trường nơi đăng ký kinh doanh đối với 1.355 tờ khai đã thông quan trên.

Trong quá trình tìm hiểu thông tin các DN NK phế liệu tại cảng Cát Lái, chúng tôi được biết, có những DN trên vận đơn thể hiện là nhà NK đến vài trăm container phế liệu, nhưng những DN này đều từ chối nhận hàng với lý do gửi nhầm (!?). Như trường hợp Công ty TNHH MTV H.Q.C.H. (huyện Cẩm Giàng, Hưng Yên) hiện có 437 container phế liệu nhập về cảng Cát Lái từ cuối năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, khi cơ quan Hải quan gửi công văn yêu cầu DN đến làm việc về số phế liệu NK nêu trên, DN đã có công văn gửi cơ quan Hải quan và hãng tàu từ chối nhận, với lý do người xuất hàng (phía nước ngoài) đã gửi nhầm cho DN. “Công ty chúng tôi không ký hợp đồng mua lô hàng này từ người XK, do vậy các container hàng này không thuộc quyền sở hữu của công ty chúng tôi”- công văn từ chối nhận hàng của DN nêu rõ, đồng thời, yêu cầu đại lý hãng tàu thông báo cho người gửi và cơ quan hữu quan biết việc từ chối nhận hàng của DN này.

Hải quan siết trên các mặt

Về phía cơ quan Hải quan, trong nhiều năm qua Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo cục hải quan tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng phế liệu NK. Trước nguy cơ từ hoạt động NK phế liệu tăng mạnh trong thời gian qua, để chủ động tăng cường quản lý, tháng 4/2018, lãnh đạo Tổng cục Hải quan đã ký ban hành kế hoạch 2116/KH-TCHQ ngày 20/4/2018 về việc kiểm soát rủi ro đối với hoạt động NK phế liệu trên toàn quốc, thông qua việc đẩy mạnh thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro để phát hiện và áp dụng kịp thời các biện phép soi chiếu, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các đối tượng, lô hàng có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro. Rà soát, đánh giá, phân loại các DN, lô hàng phế liệu có dấu hiệu vi phạm, dấu hiệu rủi ro trên địa bàn toàn quốc để tiến hành các biện pháp kiểm tra, điều tra, xác minh và xử lý kịp thời. Đồng thời xây dựng cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh, thành phố để thu thập thông tin.

Quyền Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan Âu Anh Tuấn cho biết, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình hàng hóa NK là phế liệu tồn đọng tại cảng biển, những tồn tại từ chính sách; đồng thời đề xuất Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan có giải pháp để kịp thời ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường và tháo gỡ tình trạng ùn tắc tại cảng biển.

Tổng cục Hải quan cũng ban hành các văn bản chỉ đạo trong nội ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong NK phế liệu theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp có hành vi gian lận, NK phế liệu không đáp ứng về điều kiện, yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Bài 2: Ngăn chặn phế liệu nhập khẩu, phải bắt đầu từ chính sách

Phế liệu tồn đọng ảnh hướng đến hoạt động XNK

Tại buổi Tọa đàm “Hải quan- Doanh nghiệp: Kết nối – Chia sẻ- Đồng hành” do Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 21/6 vừa qua, đại diện Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn tiếp tục đề nghị các cơ quan chức năng khẩn trương hỗ trợ DN xử lý vấn đề phế liệu tồn đọng.

Theo Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn, hiện Tổng công ty là DN kinh doanh khai thác cảng và dịch vụ logistics với hệ thống cảng trải dài khắp cả nước, đặc biệt đang tập trung quản lý, khai thác tại 3 cụm cảng lớn ở Cát Lái (TP.HCM); Cái Mép-Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu); khu vực cảng nước sâu quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng). Mỗi năm, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phục vụ cho khoảng 50% thị phần sản lượng hàng hóa XNK cả nước

Tuy nhiên, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang gặp khó khăn liên quan đến vấn đề phế liệu tồn đọng, ảnh hưởng lớn đến cung cấp dịch vụ cho hoạt động XNK. Đến 20/6/2018, tại hệ thống của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn có trên 8.500 teus (container) hàng hóa tồn đọng là phế liệu. Trong đó có 4.079 teus (container) tồn trên 90 ngày.

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã kịp thời có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương phối hợp, hỗ trợ, tháo gỡ, xử lý, để Tổng công ty có điều kiện để tiếp nhận hàng hóa XNK mới, tạo thuận lợi cho hoạt động của cộng đồng DN XNK.

Để giải quyết tình thế, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã có công văn tạm thời không tiếp nhận (các container phế liệu nhập khẩu) tại cảng Cát Lái và Hiệp Phước (TP.HCM) đến hết 30/9/2018. Về lâu dài, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đề nghị Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính có ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước (liên quan) hỗ trợ, xử lý, tháo gỡ vấn đề hàng phế liệu tồn đọng.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读